Nhằm đảm bảo chất lượng trong công tác thiết kế, thi công lắp đặt được an toàn và đúng kỹ thuật, các tiêu chuẩn thang máng cáp được ban hành. Việc hiểu và nắm được tiêu chuẩn là điều kiện bắt buộc đối với các kỹ sư. Tại bài viết dưới đây, Bách Khoa Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ và chi tiết về các tiêu chuẩn Việt Nam về thang máng cáp.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
TCVN về thang máng cáp trong thiết kế
Về vật liệu
Các vật liệu phải đảm bảo phù hợp với môi trường bên ngoài và tính an toàn trong kỹ thuật. 4 Vật liệu phổ biến được sử dụng làm thang máng cáp hiện nay:
– Tôn mạ kẽm điện phân
– Tôn mạ kẽm nhúng nóng
– Tôn phủ lớp sơn tĩnh điện trên bề mặt
– Tôn không gỉ ( inox)
Xem thêm: Từ A-Z về thang máng cáp Sơn tĩnh điện
Xem thêm: Thang máng cáp mạ kẽm nhúng nóng
Xem thêm: Thang máng cáp inox
Về độ dày
– Đối với máng sơn tĩnh điện, mạ kẽm điện phân: 1.0, 1.2, 1.5, 2.0 (mm)
– Đối với máng mạ nhúng nóng: 1.5, 2.0 (mm)
– Độ dày của thang máng cáp phụ thuộc 100% vào độ dày của vật liệu cấu thành.
Về khoảng cách giữa các giá đỡ
Tiêu chuẩn là 1.5 đến 2 mét (khoảng cách giữa các giá đỡ của thang máng cáp theo). Đối với các máng kích thước lớn, nặng thì phải dùng giá có thể chịu được tải trọng lớn.
Về bán kính cong
R = 400mm khi D (đường kính ngoài ) dưới 100mm
R = 600mm khi 100 < D < 160
Bán kính cong của vật liệu được quyết định bởi kích thước và phụ kiện của thang máng.
Về tải trọng
Tải trọng là độ võng giữa 2 điểm giá đỡ <1/300 nhịp. Trong tất cả các công trình, các kỹ sư luôn phải tính toán tải trọng cho phép của thang máng trước khi tiến hành thi công lắp đặt để đảm bảo tính an toàn.
Tiêu chuẩn về lắp đặt
Bộ tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp tại TCVN 9208:2012 của Bộ Khoa học Công Nghệ có quy định chi tiết như sau:
- Tại nhà xưởng, số lượng cáp nhiều, phải đảm bảo tất cả các cáp điện được đặt trên khay và thang cáp Tiến hành công tác lắp đặt thang máng trước, sau đó sắp xếp dây cáp vào sau
- Tại các vị trí bắt buộc: góc cua, rẽ nhánh… phải đảm bảo sử dụng các phụ kiện: Co ngang 90 độ, chếch 45 độ, tê, chữ thập… Đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn
- Đối với thang máng có W > 1200mm phải đảm bảo có hệ thống giá đỡ. Khoảng cách các đai treo giao động từ 1-3m ( tùy theo từng dự án cụ thể)
- Khay cáp phải được thiết kế đủ độ rộng. Đảm bảo các dây cáp bên trong được xếp thành 1 lớp. Khoảng cách giữa 2 dây cáp đủ rộng để có thể cố định cáp vào then ngang
- Hệ thống giá đỡ phải được cố định chắc chắn vào phần kết cấu xây dựng trên trần
- Các dây cáp điện trong khay phải xếp theo thứ tự, quy định rõ ràng theo từng nhóm các loại cáp
- Độ bền, độ cứng, độ cong phải đảm bảo kỹ thuật. Bề mặt không sần sùi trầy xước, không có cạnh sắc tránh trường hợp làm hỏng hệ thống dây dẫn
- Phải bố trí mái che cho các vị trí có nguy cơ dễ bám bụi hoặc các yếu tố khác tác động
- Bố trí 100% các nắp máng đối với hệ thống thang máng phương thẳng đứng, tránh ăn mòn và tác động môi trường bên ngoài
- Phải đảm bảo hệ thống dây tiếp địa
- Cố định chắc chắn khay cáp vào then ngang, khay cáp càng to thì khoảng cách giữa các điểm cố định phải càng gần
- Những điểm có sự chênh lệch nhiệt độ phải được bịt kín
- Nắp máng phải được tháo lắp dễ dàng, thuận tiện cho việc sửa chữa khi có sự
- Ở các vị trí số lượng dây cáp ít có thể sử dụng hộp cáp để thay thế. Hộp phải làm bằng kim loại bền và chắc chắc
- Hộp cáp phải có đầy đủ nắp, nắp không có mối nối ở đoạn giao với tường bê tông
5 Bước thi công lắp đặt thang máng cáp đạt chuẩn
Bước 1: Kiểm tra kỹ các phụ kiện, thang máng trước khi tiến hành lắp đặt
Cần chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ và phụ kiện trước khi lắp đặt. Công tác kiểm tra ban đầu rất đơn giản và nhanh gọn nhưng giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong suốt quá trình lắp đặt.
Bước 2: Cắt thang máng và chân đế theo kích thước chính xác
Một số trường hợp kích thước của máng và chân đế cần điều chỉnh cưa chân. Lưu ý đặc biệt, khi cắt phải chú ý chừa ra 2 inch so với chiều dài dự tính.
Bước 3: Cố định
Cố định bằng cách khoan lỗ trực tiếp tại tường. Quá trình cụ thể như sau:
Khoan lỗ: sử dụng máy khoan thông thường
Sử dụng bộ chuyển đổi: gắn vào lỗ khoan để chuyển đổi từ các lỗ tròn sang dạng chữ T
Gắn thang máng: sử dụng bộ kẹp để gắn thang máng cáp vào bộ chuyển đổi
Kiểm tra: sau khi gắn, chúng ta kiểm tra độ chắc của chân thang để đảm bảo tính an toàn
Bước 4: Sử dụng bulong hoặc đai ốc để gắn chân đỡ
Việc dùng bulong, đai ốc để cố định giúp tăng khả năng cố định, độ an toàn cao, giảm thiểu rủi ro. Lưu ý khi lựa chọn bulong đai ốc phải phù hợp với tải trọng của thang máng.
Bước 5: Tiếp địa
Nối đất giúp an toàn cho người thi công lắp đặt và người sử dụng. Đây là một trong những bước quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cho hệ thống.
Xem thêm: Bố trí TMC tiết kiệm không gian – Tối ưu hiệu suất
Bách Khoa Việt Nam – Nhà máy sản xuất thang máng cáp đạt chuẩn
Bách Khoa Việt Nam với quy mô 3 nhà máy toàn quốc, tổng diện tích hơn 50.00m2. Chúng tôi luôn tự hào là 1 trong các đơn vị sản xuất thang máng cáp có sản lượng Top đầu cả nước. Với gần 10 năm trong ngành cung cấp vật tư xây dựng, chúng tôi tự hào góp mặt tại hơn 5000 dự án vừa và lớn trên cả nước và toàn Đông Nam Á. Nhà máy Bách Khoa Việt Nam luôn chiếm trọn niềm tin và sự hài lòng.
99,9% Quý khách hàng, Quý nhà thầu tin tưởng và lựa chọn BKVN bởi
- Quy trình sản xuất với máy móc hiện đại, nhập khẩu chính hãng. Cam kết cạnh tranh về chất lượng, giá thành sát gốc
- Sản phẩm luôn đảm bảo về mặt chất lượng hàng đầu
- Đa dạng mẫu mã, kích thước
- Tiến độ sản xuất và giao hàng cực nhanh
- Chính sách bán hàng hấp dẫn, linh động: khuyến mại và chiết khấu cho khách hàng thân thiết
- Chế độ bảo hành 1 đổi 1 trong 24 tháng
Liên hệ ngay Bách Khoa Việt Nam – Nhận báo giá Thang máng cáp nhanh nhất!
- Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.883
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.57
- Email: baogia@bkvietnam.vn