NỘI DUNG BÀI VIẾT
Vỏ tủ điện là gì? Có những loại vỏ tủ điện nào hiện nay?
Vỏ tủ điện là một trong những thành phần được dùng để chế tạo các loại tủ điện. Tùy vào loại tủ điện mà vỏ tủ sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu về đặc điểm và phân loại vỏ tủ điện thì hãy theo dõi những thông tin mà Bách Khoa Việt Nam – nhà sản xuất tủ điện công nghiệp số 1 Việt Nam mang lại dưới đây.
Xem thêm: Tủ điện công nghiệp chuẩn hóa IEC tại nhà máy BKVN
Xem thêm: Các bước thiết kế tủ điện chuẩn hóa Quốc Tế
Vỏ tủ điện là gì?
Đây là một trong các bộ phận dùng để chế tạo tủ điện. Phần vỏ này thường có dạng hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhất. Kích thước của vỏ sẽ tùy thuộc vào số lượng, kích thước các bộ phận bên trong.
Hình minh họa cho các loại vỏ tủ điện phổ biến hiện nay
Vỏ tủ điện cần tuân theo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Để sản xuất cần tuân theo nhiều yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Một trong số đó là yêu cầu đảm bảo kích thước của sản phẩm. Theo đó, tủ điện sử dụng thiết bị điện công suất lớn thì vỏ tủ phải có kích thước lớn.
Bên cạnh đó, còn phải đảm bảo có đầy đủ chức năng yêu cầu. Thông thường, vỏ sẽ có chức năng chứa các thiết bị điện bằng cách dán, chích keo hoặc bắt ốc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thiết bị không dùng cách này mà cần có một vị trí để gắn vào. Trường hợp này, đơn vị thi công sẽ phải lắp đặt thanh gá vào mặt trong của vỏ tủ. Số lượng thanh gá sẽ phụ thuộc vào số lượng thiết bị cần được gá.
Không chỉ vậy, thiết kế thi công tủ điện còn cần đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật. Chất liệu làm tủ điện cần phải có khả năng chống nước tốt. Nếu đặt tại những nơi có độ pH thấp thì tủ còn phải có chức năng chống ăn mòn cao. Hơn nữa, các mối hàn đều phải kín để đảm bảo nước hay động vật nhỏ không thể xâm nhập.
Thiết kế thi công vỏ tủ bảng điện cần đảm bảo yêu cầu về kích thước, chức năng và độ an toàn
Tham khảo thêm: Cách lựa chọn kích thước tủ điện theo từng công trình – Tại đây
Tham khảo thêm: Tủ điện biến tần, cấu tạo và ứng dụng – Tại đây
Quy trình sản xuất
Việc sản xuất một vỏ của tủ điện công nghiệp hoàn chỉnh cần tuân theo một quy trình nhất định. Dưới đây chỉ là tên của các bước, còn thông tin chi tiết, số liệu, công thức khi gia công của mỗi đơn vị là khác nhau. Các bước trong quy trình theo thứ tự như sau:
- Tư vấn khách hàng và xác định rõ yêu cầu của khách
- Thiết kế bản vẽ theo yêu cầu đã xác định
- Chọn vật liệu thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của đơn vị
- Xác định các điểm, đường cắt đúng với bản vẽ
- Đục lỗ trên máy CNC điều khiển tự động hoặc dùng máy đục cầm tay
- Mài nhẵn lỗ vừa đục
- Định hình lại tấm kim loại vừa gia công
- Hàn các cạnh của các tấm lại với nhau để tạo thành khung xương của vỏ tủ.
- Vệ sinh lại mối hàn khi mối nối đã nguội
- Tẩy dầu mỡ trên sản phẩm bằng dung dịch kiềm NaOH
- Tẩy gỉ sét (nếu có) bằng dung dịch axit H2SO4 hoặc HCl
- Định hình lại bề mặt một lần nữa
- Phủ hóa chất lên bề mặt tủ điện để tạo muối photphat (xử lý photphat hóa)
- Rửa lại với nước rồi để khô bề mặt tủ
- Phủ một lớp sơn tĩnh điện với màu đã được khách yêu cầu
- Sấy khô ở nhiệt độ 190 – 200 độ C trong khoảng 10 phút
- Lắp ráp các thanh gá, cửa tủ và các bộ phận khác
- Kiểm tra sản phẩm cuối cùng, đóng gói và giao cho khách
Quá trình thi công vỏ tủ cần trải qua nhiều bước khác nhau
Có những loại vỏ tủ điện nào hiện nay?
Hiện nay 3 loại vỏ tủ điện được dùng nhiều nhất là vỏ ngoài trời, trong nhà và đặc biệt. Tùy vào yêu cầu và vị trí lắp đặt mà sẽ lựa chọn loại vỏ phù hợp.
Chuyên dụng cho ngoài trời
Vỏ tủ điện ngoài trời có đặc điểm là kích thước tương đối lớn. Loại vỏ này thường chứa các thiết bị công suất lớn và thường thấy trên đường hoặc trên cột. Đối với tủ điện cao áp thì sẽ lựa chọn cách treo để đảm bảo an toàn cho người dân.
Thêm nữa, loại vỏ này phải được làm từ vật liệu chống chịu tốt và yêu cầu kỹ thuật cao. Như vậy mới có thể chịu được tác động từ bên ngoài như độ ẩm, nước mưa, gió bụi,…
Hình minh họa vỏ tủ ngoài trời đúng chuẩn kỹ thuật
Chuyên dụng cho trong nhà
Vỏ tủ điện trong nhà sẽ dễ dàng được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Hầu như mọi doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, trường học và cả bệnh viện đều có ít nhất 1 loại tủ điện sử dụng loại vỏ này.
Vỏ tủ điện ở những nơi sử dụng điện với vai trò thứ yếu như trường học, công ty,… thường có kích thước nhỏ và thường được lắp đặt treo. Còn với xí nghiệp, bệnh viện,… thường sử dụng vỏ tủ kích thước lớn dạng có chân đế.
Vỏ tủ bảng điện trong nhà thường được tìm thấy ở các trường học
Vỏ tủ điện đặc biệt
Vỏ tủ điện đặc biệt được chế tạo từ các vật liệu đặc biệt. Vật liệu này thường có công dụng chống lại tác động từ yếu tố nào đó của môi trường. Hoặc nếu khách hàng yêu cầu thì nhà sản xuất cũng có thể sử dụng các vật liệu này.
Các loại vật liệu thường thấy là thép sơn tĩnh điện, inox 304, gioăng cao su chống nước,… Đôi khi, khách hàng còn chỉ định loại vật liệu, cách sản xuất để phục vụ cho mục đích đặc biệt nên loại vỏ này mới được lấy tên là vỏ tủ điện đặc biệt.
Vỏ tủ điện nổi – một trong những kiểu đặc biệt
Với những thông tin trên, bạn đã hiểu được đặc điểm và phân loại các vỏ tủ điện hiện nay. Đồng thời cũng hiểu được việc lựa chọn vỏ tủ điện là quan trọng như thế nào. Vậy nên khi tìm mua vỏ tủ điện, bạn cần tìm một đơn vị cung cấp chất lượng. Để tiết kiệm thời gian tìm kiếm, bạn có thể tìm mua những chiếc vỏ tủ chất lượng từ Công ty cổ phần vật tư thiết bị Bách Khoa Việt Nam.
Những sản phẩm vỏ tủ của Bách Khoa Việt Nam đều được sản xuất theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chất liệu cao cấp. Vậy nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng những chiếc vỏ tủ điện do chúng tôi mang lại.
Nếu có nhu cầu tìm mua vỏ tủ điện, bạn vui lòng liên hệ với Bách Khoa Việt Nam qua thông tin sau:
Trụ sở chính:
Địa chỉ: D04 – L01 An Phú Shopvilla, Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội
Hotline: 0967 505 030
Email: baogia@bkvietnam.vn
Khu vực phía Nam:
Địa chỉ: Văn phòng 02, Tầng 08, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 093.146.8833
Email: baogia@bkvietnam.vn