Tất cả sản phẩm
Van gió là một thiết bị dùng để điều chỉnh lưu lượng gió trong ống thông gió. Có nhiều loại van khác nhau tùy theo cách chia về tác dụng sử dụng, hay kích thước, kiểu dáng.
Trong bài viết này BKVN giới thiệu các loại van được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
Khái niệm và vai trò của van gió
Khái niệm
Van gió là thiết bị được sử dụng với mục đích điều chỉnh lưu lượng gió trên các đường gió cấp, gió hồi hay hệ thống điều hòa trong các tòa nhà chung cư, nhà cao tầng, nhà máy sản xuất… Nó ngăn cách giữa các không gian với nhau. Chính bởi thế mà lưu lượng gió mới có thể được phân bổ đồng đều trên các nhánh ống gió, cửa gió.
Vai trò
- Bên cạnh tính năng điều chỉnh lưu lượng. Van còn có một tính năng quan trọng là ngăn nguồn lửa lây lan từ khu vực này sang khu vực khác khi có hỏa hoạn xảy ra. Cách thức chặn lửa của nó được diễn biến như sau: khi cháy xảy ra, van lập tức đóng lại và ngăn chặn hoàn toàn lửa hoặc khói luồn đi sang các khoang kế cận. Ngay cả khi ống trong khoang đang cháy, bị sập thì van vẫn phát huy được tác dụng của nó.
- Ngoài ra, van còn có thêm tính năng ngăn côn trùng, bụi bẩn, không khí ẩm mốc, nóng bức từ môi trường bên ngoài vào trong hệ thống. Nó giúp loại bỏ không khí ô nhiễm nhanh chóng, từ đó giúp cho công trình trở nên chất lượng hơn.
Xem thêm:
Van gió điện: Cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng trong các công trình
Đặc tính sản phẩm
Sản phẩm được sử dụng trong hệ thống thông gió, hoặc hệ thống điều hòa và có nhiều loại khác nhau, với những công dụng khác nhau. Ngoài ra xét yếu tố về mẫu mã và kích thước cũng khác nhau và được sử dụng trong sản xuất cũng như đời sống hiện nay. Về hình dạng thì có loại van vuông, van hình chữ nhật và van tròn.
- Nếu xét theo số lượng lí gió mà sản phẩm điều chỉnh thì có thể chia thành loại van một tấm hoặc là van nhiều tấm.
- Nếu chia theo cách vận hành thì có thể tính là van dùng động cơ điện hoặc là van thủy lực, hay van khí nén.
- Dựa theo công dụng của sản phẩm thì có những loại van là van tự động mở cửa gió theo áp suất, van một chiều, các loại van sử dụng trong công nghiệp, …
7 loại van gió phổ biến hiện nay
Van điều chỉnh lưu lượng VCD
VCD là viết tắt của cụm từ Volum Control Damper – Van điều chỉnh lưu lượng. Giống như tên gọi, đây là loại van được thiết kế với mục đích điều chỉnh lưu lượng gió đi qua hệ thống ống gió. Cách thức hoạt động của nó vô cùng đơn giản, khi có tác động đi vào, nó sẽ thay đổi độ đóng mở cánh van bên trong bằng cách xoay núm điều chỉnh hoặc chỉnh gạt bên ngoài bằng tay.
Có hai dạng van điều chỉnh lưu lượng là vuông và tròn. Sở dĩ mỗi đặc điểm hình thù sẽ có các tính năng riêng giúp căn chỉnh và phân chia đều lưu lượng gió. Loại van này thường được ứng dụng cho các hệ thống hút thải WC và các hệ thống cấp gió tươi. Người mua cần lưu ý điểm này để dễ dàng lựa chọn.
Van Gió Tròn
Van tròn thường được làm từ inox hoặc tôn mạ kẽm, khá giống với chất liệu thang cáp. Được sử dụng để điều chỉnh lưu lượng gió cấp trong hệ thống các đường thông gió, giúp cấp gió dễ dàng và thuận tiện hơn. Loại van này được lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Nhưng thông thường người lắp sẽ đặt chúng ở phía sau hộp gió, hoặc trên đường cấp gió.
Van Gió Vuông
Van vuông giống như tên gọi, có hình vuông, được lắp đặt trên đường gió cấp hoặc đường gió hồi trong hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa và vận hành tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thường có tác dụng giúp lưu lượng gió cấp và gió hồi được lưu thông và điều chỉnh nhanh chóng, dễ dàng.Loại van này được dùng trong hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa và được lắp trên đường gió hồi, hoặc gió cấp tùy theo mục tiêu sử dụng của người dùng.Sản phẩm này sử dụng mô tơ nên có thể hoạt động nhanh, mạnh đạt hiệu suất cao.Loại sản phẩm này có thể điều chỉnh dễ dàng, thường được làm từ tôn mạ kẽm hoặc inox.
Van FD
FD là viết tắt của cụm từ Fire Damper là sản phẩm van chặn lửa và đây là một trong những loại van được sử dụng phổ biến nhất và cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thông gió hiện nay. Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm tính năng của nó: tính năng chặn lửa, dập lửa, ngăn lửa và khói lan tỏa sang các vùng khác nhau. Đây là điều mà ngày càng nhiều chủ công trình chú trọng và đặt lên hàng đầu.
Cách thức hoạt động của dòng van FD như sau: Nó hoạt động khi nhận thấy có sự quá nhiệt của phần tử đặt trên van. Cụ thể ở đây là khi nhiệt độ tăng lên 70 độ, phần tử này sẽ tan chảy và ngay khi đó van sẽ đóng sập hoàn toàn. Lúc này, nó nhanh chóng ngăn chặn lửa và khói đi qua van. Hạn chế hỏa hoạn một cách tối đa.
Vị trí của van FD trong hệ thống ống gió là phía trên của hệ thống, xen giữa các không gian để tránh sự lan rộng của lửa từ vùng này sang vùng khác.
Xem thêm: Van gió MFD là gì? Đặc điểm và chức năng của van gió MFD
Van gió OBD
OBD là viết tắt của cụm từ Opposed Blade Volume Damper – van điều chỉnh lưu lượng gió trên cửa gió. Tổng quan thì van OBD khá giống với VCD về mặt tính năng giúp tăng giảm lưu lượng gió cấp ra tại cửa gió.
Tuy nhiên, chúng có khác nhau về mặt vị trí lắp đặt. Nếu van VCD được lắp trên đường ống gió thì van OBD được lắp trực tiếp trên cửa gió. Van OBD thường được lắp trên các cửa gió của các đường ống gió hồi, hút thải và trên các cửa gió nằm trên đường ống gió.
Xét về mặt cấu tạo và chất liệu thì van OBD được cấu thành từ các lá nhôm sơn tĩnh điện màu đen, loại vật liệu này tương đồng với sản phẩm thang máng cáp và các sản phẩm sơn tĩnh điên khác. Chúng cũng có hai dạng hình tròn và hình vuông.
Với van hình tròn thì sẽ được lắp trên cổ cửa gió tròn. Với van hình vuông thì được lắp đặt trên cửa gió khuếch tán hoặc cửa nan bầu dục.
Van MFD
MSFD là viết tắt của cụm từ Motorised Smoke Fire Damper. Đây là loại van được nâng cấp và cải tiến từ van FD. Thay vì chặn lửa thủ công, nó chặn lửa bằng động cơ hoạt động bên trong.
Cách thức hoạt động của nó phức tạp hơn các loại khác, để có thể hoạt động, nó cần có thêm bộ động cơ actuator và tủ điều khiển van. Khi mua hàng, bạn sẽ cần phải tìm hiểu rất kỹ và xem xét phần demo sản phẩm nếu có để đảm bảo sản phẩm chạy tốt và hiểu rõ cơ chế nguyên lý hoạt động.
Chính bởi cách thức hoạt động có phần khắt khe, nên tính chính xác của MSFD thuộc vào loại cao. Do đó, tính an toàn của nó và khả năng dập lửa, khói cũng cao hơn những loại khác.
Van gió NRD
NRD là viết tắt của cụm từ Non Return Damper là loại van gió chỉ có một chiều. Loại van này có thiết kế, cấu tạo tương đối giống với loại VCD.
Bởi tính năng chỉ cho dòng không khí đi theo 1 chiều cố định, do đó koại NRD thường được ứng dụng trong các hệ thống hút/ khử mùi để ngăn chặn mùi có thể quay trở lại. Khi dòng không khí đi theo chiều ngược lại, ngay lập tức van sẽ tự động đóng kín. Ngoài ra van NRD cũng được sử dụng tại các đường ống gió sát các louver cấp gió, thải gió..
Van xả áp PRD
PRD là viết tắt của cụm từ Pressure Relief Damper – Van xả áp. Nó được sinh ra nhằm mục đích cân bằng áp suất trong một không gian nhất định. Các dạng không gian mà chúng tôi đề cập có thể kể đến như: Buồng thang bộ, phòng điều hành, phòng sạch…
Bên cạnh đó, nó cũng có thể để kiểm soát chênh lệch áp suất giữa các khu vực.
Cách thức hoạt động của PRD được diễn ra như sau: Khi có sự chênh lệch áp suất giữa 2 không gian, nhờ áp suất không khí đè lên các lá van, việc đóng mở các là van này dựa vào cách điều chỉnh đối trọng được gắn trên thân, nó dao động từ 5Pa đến 300Pa. Áp suất lớn nhất có thể làm việc của loại van xả áp PRD này lên đến 5000Pa, và vận tốc khí là 15m/s.
Van MD
MD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Motorised Damper – tương tự như van MFD, nó cũng hoạt động dựa trên động cơ. Cụ thể, các cánh van sẽ được điều khiển bằng động cơ để chạy. Loại MD này thường được đặt trong các hệ thống điều hòa không khí, trên các đường ống gió hút khí tương.
Lợi ích nổi bật của van MD có thể kể đến đó là điều hòa không khí, mang đến nguồn oxi và nguồn không khí lành mạnh cho không gian công trình sinh hoạt.
Xem thêm:
Van gió xả áp PRD là gì? – Vai trò của van gió xả áp PRD trong hệ thống thông gió
Cách lắp đặt và lưu ý khi sử dụng van gió?
Trên thực tế, tùy từng loại van sẽ có cách lắp đặt và lưu ý sử dụng khác nhau. Ví dụ như với van xả áp, bạn có thể lắp đặt trên tường, trên đường ống gió theo hướng đứng hoặc nằm ngang. Còn với van một chiều, khi lắp, bạn phải quan sát chiều mũi tên chỉ hướng gió. Nếu mũi tên nằm ngang thì lắp van theo phương ngang, còn nếu mũi tên hướng lên thì lắp van theo chiều thẳng đứng.
Ngoài ra, với loại van gió chặn lửa, bạn phải lắp ngay đầu hệ thống thông gió để có thể ngăn chặn được sự lan ra của lửa ngay lập tức nếu có hỏa hoạn xảy ra.
Như vậy, không có vị trí cố định cho van. Vì thế khi lắp đặt, người chủ công trình cũng như kỹ sư lắp đặt phải tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ ưu nhược điểm của sản phẩm cũng như nhu cầu của mình để đưa ra phương án thiết kế, lắp đặt phù hợp, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tuyệt đối.
Lý do nên mua và lắp đặt hệ thống van gió tại Bách Khoa Việt Nam?
Trên thực tế, phần chi phí triển khai van gió chỉ là một trong những yếu tố quan trọng. Bạn cũng nên cân nhắc tìm kiếm một đơn vị cung cấp van gió, ống gió, van chặn lửa, máng cáp, thang cáp có nhiều năm kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bởi, một công trình muốn chất lượng thì khâu thực thi, đo đạc, tính toán, thiết kế phải cực kỳ quan trọng.
Bách Khoa Việt Nam chúng tôi tự hào là đơn vị với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất van gió, 600 cán bộ kỹ sư, nhân viên với nhiều chuyên môn vẫn đang ngày đêm hỗ trợ hết mình cho các dự án sẽ là nơi đáng tin cậy và là sự lựa chọn thông minh của mọi khách hàng.
Công Ty CP Vật Tư Thiết Bị Bách Khoa Việt Nam
- Trụ sở chính: 10 A16, KĐT Gleximco A, Đại lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội
- HN – Hotline: 0967 50 50 30
- Nhà máy KV phía Bắc: Thôn Lập Thành, Đông Xuân, Quốc Oai, Hà Nội
- Khu vực phía Nam: 29 Đ.11, Trung tâm hành chính Dĩ An, TP. Dĩ An, Bình Dương
- HCM – Hotline: 093 146 8833
- Nhà máy KV phía Nam: Khu Phố 8, Uyên Hưng, Tân Uyên, Bình Dương
- Email: baogia@bkvietnam.vn