Một số thông tin về vỏ tủ điện công nghiệp

Tủ RMU

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Một số thông tin về vỏ tủ điện công nghiệp

Vỏ tủ điện công nghiệp đang được sử dụng ngày càng phổ biến. Phần vỏ này đóng một vai trò quan trọng, trực tiếp điều khiển hệ thống cung cấp điện cho hệ thống phụ tải nhất định. Trong bài viết hôm nay, Bách khoa Việt Nam sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về sản phẩm này.

Vỏ tủ điện công nghiệp là gì?

Vỏ tủ điện công nghiệp là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp, dân dụng như trạm điện, nhà máy, bệnh viện,… Nhiệm vụ chính là giúp điều khiển hệ thống cung cấp điện cho hệ thống phụ tải. Đây cũng là nơi chứa các thiết bị điện như cầu dao, đầu nối, công tắc điện,…

Sản phẩm thường có hình chữ nhật hoặc hình vuông với nhiều kích thước khác nhau. Chất liệu vỏ thường được dùng là tôn có độ dày từ 0.8mm đến 2.0mm. Bề mặt của tủ còn được sơn một lớp cách điện.

Tham khảo thêm: Tủ điện theo tiêu chuẩn IEC – Tại Đây

Tham khảo thêm: Các bước thiết kế Tủ Điện đạt chuẩn – Tại Đây

Tham khảo thêm: Tủ điện gia đình và những điều không thể bỏ qua – Tại Đây

Vỏ tủ điện công nghiệp là nơi chứa hầu hết các thiết bị điện
Vỏ tủ điện công nghiệp là nơi chứa hầu hết các thiết bị điện

Công dụng của vỏ tủ công nghiệp

Vỏ tủ điện đóng vai trò quan trọng trong việc sắp xếp các linh kiện và thiết bị điện. Điều này giúp người dùng có thể thao tác và vận hành hệ thống một cách có nguyên tắc hơn. Bên cạnh đó, các mạch vi điện tử cũng sẽ được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hỏng hóc. 

Ngoài ra, việc sử dụng vỏ tủ điện công nghiệp còn giúp cho các đường dây, công tắc và nút bấm được bảo vệ an toàn trước mọi tác động từ bên ngoài. Từ đó hạn chế được tình trạng chập cháy thiết bị điện gây ra nhiều thiệt hại. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy an tâm hơn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, vỏ tủ điện có thiết kế đẹp nên đảm bảo tính thẩm mỹ cho công trình lắp đặt. Tùy vào từng mục đích sử dụng, tủ sẽ được nhà sản xuất thiết kế phù hợp nhất.

Vỏ tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện
Vỏ tủ điện công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cung cấp điện

Phân loại vỏ tủ điện

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vỏ tủ điện công nghiệp khác nhau. Chúng thường được phân loại theo 3 cách dưới đây:

Phân loại vỏ tủ công nghiệp dựa trên kiểu dáng

Phân loại vỏ tủ theo hình dáng thì gồm có vỏ tủ điện 1 cửa và vỏ tủ điện 2 cửa. Cụ thể như sau:

  • Vỏ tủ điện 1 cửa: Loại vỏ tủ này dùng để chứa các thiết bị điện ít gây ra nguy hiểm cho người dùng. Vỏ tủ còn thường dùng để chứa các thiết bị điện tử, thiết bị điều khiển có dòng điện nhỏ.
  • Vỏ tủ điện 2 cửa: Loại vỏ tủ này được dùng để chứa những thiết bị điện đóng cắt với dòng điện lớn. Mặt khác, nó còn dùng để ngăn việc chạm vào các thiết bị gây giật điện, cháy nổ, nguy hiểm.

Phân loại vỏ tủ điện dựa vào vị trí lắp đặt

Dựa vào vị trí lắp đặt thì có 2 loại phổ biến là vỏ tủ điện trong nhà và vỏ tủ điện ngoài trời, trong đó:

  • Vỏ tủ điện trong nhà: Thiết kế không quá cầu kỳ, có phủ một lớp sơn tĩnh điện, độ chắc chắn cao và dễ dùng. Vỏ tủ thường có hình chữ nhật và có 1 cửa. Loại này không có tính năng chống nước, sử dụng khóa bật và được bắt thiết bị bằng các thanh gá hoặc tấm panel.
  • Vỏ tủ điện ngoài trời: Cấu tạo vỏ tủ điện ngoài trời không có quá nhiều điểm nổi bật so với vỏ tủ trong nhà. Vỏ tủ thường được làm từ những vật liệu cao cấp như thép, inox, tôn mạ kẽm,… Điều này giúp tủ có thể chịu được thời tiết nắng, mưa khắc nghiệt. Thiết bị được thiết kế với dạng chìm có khả năng chống bụi và chống nước rất tốt.

Tham khảo thêm: Cách lựa chọn kích thước tủ điện theo từng công trình – Tại Đây

Tham khảo thêm: Thông tin chi tiết về tủ điện 3 pha – Tại Đây

Tham khải thêm: Tủ điện Sino – những điều bạn cần biết – Tại Đây

Vỏ tủ điện công nghiệp ngoài trời
Vỏ tủ điện công nghiệp ngoài trời

Phân loại vỏ tủ điện công nghiệp dựa trên công suất của tải

Dựa trên công suất tải thì vỏ tủ điện có 3 loại chính là loại to, loại vừa và loại bé. Công suất dòng điện càng lớn thì diện tích để lắp đặt các thiết bị sẽ càng lớn. Do đó, kích thước của vỏ tủ điện công nghiệp cũng sẽ to hơn. Và ngược lại, khi công suất điện càng nhỏ thì kích thước vỏ tủ cũng nhỏ theo.

Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Thông thường, vỏ tủ điện được sản xuất thông qua 14 bước sau:

  • Bước 1: Chọn tấm tôn có kích thước phù hợp, sau đó cắt theo quy cách
  • Bước 2: Đục lỗ lên tấm tôn bằng máy đột CNC hoặc máy đột tay
  • Bước 3: Tiến hành mài nhẵn các lỗ đã đục, làm sạch bavia
  • Bước 4: Chấn định hình và kiểm tra
  • Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh sạch các mối hàn
  • Bước 6: Tẩy dầu mỡ bằng cách sử dụng dung dịch xút
  • Bước 7: Tẩy gỉ bằng cách sử dụng dung dịch axit
  • Bước 8: Định hình bề mặt bằng cách sử dụng hóa chất chuyên dụng
  • Bước 9: Phốt phát hóa bề mặt
  • Bước 10: Rửa nước và phơi khô sản phẩm
  • Bước 11: Tiến hành sơn tĩnh điện lên bề mặt vỏ tủ
  • Bước 12: Sấy ở mức nhiệt từ 190 đến 200 độ C trong khoảng 10 phút
  • Bước 13: Lắp ráp vỏ tủ điện
  • Bước 14: Kiểm tra lại chất lượng sản phẩm và đóng gói
Quy trình sản xuất vỏ tủ điện gồm 14 bước
Quy trình sản xuất vỏ tủ điện gồm 14 bước

Quy trình sản xuất nghiêm ngặt như vậy mới có thể đảm bảo chất lượng của vỏ tủ điện. Tại Bách Khoa Việt Nam, vỏ tủ điện sẽ được sản xuất và kiểm tra nghiêm ngặt. Sản phẩm của chúng tôi đảm bảo tính chống thấm và chống bụi theo đúng tiêu chuẩn. Điều này góp phần bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cho người sử dụng.

Công ty cổ phần vật tư thiết bị Bách khoa Việt Nam là đơn vị chuyên phân phối vật tư xây dựng chuyên nghiệp. Tới với chúng tôi, khách hàng sẽ được nhân viên tư vấn sản phẩm chất lượng với mức giá phải chăng nhất. Nếu bạn có nhu cầu mua vỏ tủ điện thì có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

Trụ sở chính: 

Địa chỉ: D04 – L01 An Phú Shopvilla, Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Hotline: 0967 505 030

Email: baogia@bkvietnam.vn

Khu vực phía Nam:

Địa chỉ: Văn phòng 02, Tầng 08, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 093.146.8833

Developed by Tiepthitute