Ống gió là bộ phận truyền dẫn không khí quen thuộc trong các tòa nhà, công xưởng,… Để tận dụng tối đa hiệu quả hoạt động, ống gió cần phải lắp đặt đúng kỹ thuật. Bài viết dưới đây Bách Khoa Việt Nam sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt ống gió tiêu chuẩn.

Bước 1: Thực hiện liên kết TDC

Việc đầu tiên khi lắp đặt ống gió là bắt đầu vào các ke góc cho các đoạn ống gió và phụ kiện. Bạn phải luôn đảm bảo ke góc ôm khít các góc vuông được bắt, thao tác này có thể được thực hiện trực tiếp tại xưởng. Sau đó, bạn sử dụng keo silicon để làm kín các góc vuông rồi tiếp tục dán gioăng vào giữa các ống gió hoặc giữa ống gió với các phụ kiện. Bạn cũng có thể dùng bulong, Ecu M8 để gắn các mối nối.

Xem thêm: Quy cách vẽ hệ thống thông gió chuẩn – tại đây

Xem thêm: Âm trần nối ống gió – tại đây

Thực hiện các liên kết TDC
Thực hiện các liên kết TDC

Bước 2: Nối mặt bích

Khi đã hoàn thành liên kết TDC, bạn hãy gia công mặt bích tương ứng với chu vi ống gió và phụ kiện. Sau đó, bạn dùng rive M4 để nối mặt bích vào ống gió rồi dán roan su và liên kết mối nối bằng bulong và Ecu M8 tương tự bước 1. Trong đó, khoảng cách các lỗ khoan của mặt bích được tính theo công thức sau:

Khoảng cách giữa 2 lỗ khoan = Cạnh ống gió + 15mm

Bước 3: Gắn các phụ kiện khác

Nẹp C có nhiệm vụ điều hòa không khí. Đối với nẹp C, bạn chỉ cần lắp trong 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Có yêu cầu lắp đặt từ dự án
  • Trường hợp 2: Dùng trong trường hợp ống gió có cạnh dài nhỏ hơn 20mm

Đối với các chi tiết qua tường, ống gió phải có sleever bọc ở ngoài. Mỗi dự án có một tiêu chuẩn sleever riêng được thể hiện trên bản vẽ kỹ thuật.

Xem thêm: Ống gió cao cấp – bền bỉ – giá rẻ nhất Việt Nam – tại đây

Xem thêm: Quy trình sản xuất ống gió tại nhà máy Bách khoa Việt Nam – tại đây

Bọc sleever bên ngoài các ống gió qua tường
Bọc sleever bên ngoài các ống gió qua tường

Với các chi tiết xuyên trục, khoảng cách tối thiểu giữa vách tường và ống gió không nhỏ hơn 100mm, bạn có thể sử dụng vít M6 hoặc ri vê để làm các liên kết giá đỡ ống gió. Trong quá trình thực hiện phải luôn đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa 2 giá đỡ ống gió không quá 1500mm. Ngoài ra, nếu muốn nối ống gió mềm và ống gió cứng hoặc các hộp miệng gió thì bạn phải sử dụng kẹp ống hoặc dây đai 1mm rồi dán băng keo bạc bên ngoài để cố định.

Các hộp miệng gió được lắp đặt tùy thuộc vào từng dự án, thông thường nên dùng thanh ren M6 hoặc dây treo 4mm. Tiếp theo cần thực hiện khớp nối mềm giữa điểm liên kết của ống gió với FCU, PAU, AHU, quạt,… Khoảng cách nối mềm tiêu chuẩn là 100 – 200mm, thiết bị sử dụng để nối mềm là cổ bạt dai và đàn hồi. Một số phụ kiện khác như van gió, cửa gió,… được làm tùy vào hình thức kết nối ống gió, bích kết nối,…

Bước 4: Cách nhiệt cho ống gió

Trong quá trình cách nhiệt, bạn phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện về độ dày, chủng loại, nhãn hàng, độ dày cách nhiệt phụ thuộc vào mô tả trên từng vị trí trong bản vẽ thi công. Trước khi cách nhiệt, bề mặt ống cần cách nhiệt phải ở trạng thái sạch sẽ. Nếu là bông thủy tinh, bạn phải dán chông giữ tấm cách nhiệt và bôi selkod, các loại tấm cách nhiệt khác thì sử dụng keo dính để dán.

Tiếp theo là bước làm kín các vị trí nối vật liệu cách nhiệt bên ngoài bằng băng keo bạc, bạn nên dùng băng keo bản rộng trên 50mmm. Đối với trường hợp chỉ cần cách nhiệt trong,  bạn chỉ cần thực hiện theo bản mô tả thi công. Sau đó bạn tiếp tục cách nhiệt các mối nối giữa các ống gió hoặc giữa ống gió với các phụ kiện. Cuối cùng, bạn hãy nhớ bọc cách nhiệt cho toàn bộ các phụ kiện ống.

Tiến hành cách nhiệt ống gió
Tiến hành cách nhiệt ống gió

Bước 5: Thử xì ống gió

Đây là bước rất quan trọng để kiểm tra độ kín sau khi lắp đặt ống gió, bước này sẽ giúp kịp thời xử lý nếu phát hiện các lỗ hở trong hệ thống. Bạn có thể dùng 1 trong 2 phương pháp là thử bằng khói hoặc sử dụng áp lực.

Bước 6: Kiểm tra kết quả lắp đặt ống gió và bàn giao

Khi đã hoàn thành, việc cuối cùng là kiểm tra lại một lần nữa những sai sót và chuẩn bị đầy đủ các bản vẽ thi công. Sau đó, bạn gửi các bản nghiệm thu của từng giai đoạn, biên bản thử kín ống gió cho các bên liên quan. Lưu ý là bạn hãy lưu lại hồ sơ và chuyển cho bộ phận thi công kế tiếp.

Xem thêm: Chân rẽ ống gió tròn và những điều bạn cần biết – tại đây

Hình ảnh thực tế hệ thống ống gió sau khi hoàn thiện
Hình ảnh thực tế hệ thống ống gió sau khi hoàn thiện

Để đảm bảo hệ thống được lắp đặt và vận hành một cách bền bỉ, nguyên vật liệu tốt là yếu tố tiên quyết. Vì vậy mà việc lựa chọn đơn vị cung cấp thiết bị lắp đặt ống gió là rất quan trọng. Nếu bạn đang chưa biết nên lựa chọn đơn vị nào thì hãy đến với Công ty cổ phần vật tư thiết bị Bách Khoa Việt Nam. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho bạn những vật tư, thiết bị tốt nhất, đáp ứng đúng tiêu chuẩn xây dựng cho từng công trình.

Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý khi lắp đặt ống gió. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được kiến thức hữu ích cho việc lắp đặt hệ thống ống gió. Nếu bạn có nhu cầu đặt mua các loại thiết bị, vật tư phục vụ cho việc lắp đặt hệ thống ống gió, hãy liên hệ với Công ty cổ phần vật tư thiết bị Bách Khoa Việt Nam theo những thông tin sau đây:

Trụ sở chính: 

Địa chỉ: D04 – L01 An Phú Shopvilla, Dương Nội, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

Hotline: 0967 505 030

Email: baogia@bkvietnam.vn

Khu vực phía Nam:

Địa chỉ: Văn phòng 02, Tầng 08, Tòa nhà Pearl Plaza, số 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Hotline: 093.146.8833

Email: baogia@bkvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *