Những sai lầm thường gặp trong thông gió nhà ống

Khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ống, nếu chỉ quan tâm đến những phương pháp thông gió nhà ống không thôi là chưa đủ. Hãy xem ngay những sai lầm thường gặp dưới đây để tránh khi thông gió cho nhà ống.

Những sai lầm cần tránh khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ống

Bố trí cửa đón và thoát gió cùng phía

Hệ thống cửa đón và thoát gió là một trong những cách thông gió nhà ống hiệu quả. Việc bố trí cửa ra vào, cửa sổ đúng cách sẽ giúp lưu thông, trao đổi không khí trong nhà. Tuy nhiên, nhiều gia đình lại không chú ý tới công năng này. Vì vậy, vô tình sắp xếp cửa đón và thoát gió ở cùng phía hoặc ở quá gần nhau. Điều này khiến cho không khí ít vào được trong nhà, bị tù đọng và không thể lưu thông.

Chính vì vậy khi bố trí các cửa sổ đón và thoát gió thì cần chú ý sắp xếp vị trí cửa nằm đối diện và lệch nhau (nối với nhau bằng một đường chéo) thì sẽ đảm bảo không khí có thể lưu thông và trao đổi một cách tốt nhất. Và lưu ý cần mở cửa cả hai phía để tạo lối đi cho không khí, giúp không khí tuần hoàn dễ dàng.

Bật quạt quay lưng về phía cửa sổ

Rất nhiều người lầm tưởng rằng bật quạt quay lưng vào cửa sổ có thể hút thêm không khí tươi vào phòng. Tuy nhiên, nếu căn phòng chỉ có một cửa sổ duy nhất thì đây lại là cách làm sai lầm. Bởi lẽ không khí từ bên ngoài cửa sổ đi sẽ lấp đầy phòng nhưng lại không thể lưu thông ra ngoài. Điều này không chỉ tạo ra cảm giác ngột ngạt mà còn khiến bụi bẩn tích tụ trong phòng không ra ngoài được.

Thay vào đó, hãy để quạt ở gần và hướng về phía ngoài cửa sổ. Điều này sẽ giúp tạo luồng không khí hướng ra ngoài và giúp cho không khí dễ dàng trao đổi, tuần hoàn hơn.

Không chú ý che chắn, bảo vệ h thống thông gió

Một trong những sai lầm khác mà nhiều người mắc phải khi thiết kế hệ thống thông gió cho nhà ống chình là quên mất việc phải che chắn và bảo vệ các hệ thống thông gió. Giếng trời, cửa sổ, hay các ô thông gió… đều rất dễ bị mưa hắt vào, khiến cho căn nhà trở nên bụi bặm. Chưa kể, nếu không được che chắn, bảo vệ cẩn thận thì chúng chính là nguyên nhân khiến cho các loại côn trùng, gián, chuột… xâm nhập được vào bên trong nhà.

Khi thiết kế hệ thống thông gió hãy nhớ lưu tâm đến cả việc bảo vệ các hệ thống để hạn chế những yếu tố xấu từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong nhà.

Khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ống cần lưu tâm đến vấn đề che chắn, bảo vệ

Phương pháp thông gió nhà ống tiết kiệm, hiệu quả

Trên đây là những sai lầm nhiều gia đình mắc phải khi thiết kế hệ thống thông gió nhà ống. Vậy đâu là những phương pháp thông gió hiệu quả nhất? Phước Thanh đã tổng hợp và đưa ra 4 phương pháp thông gió nhà ống hiệu quả và tiết kiệm tối đa chi phí bao gồm: giếng trời; hệ thống cửa đón, thoát gió; tạo khoảng không giữa các phòng và một số hệ thống thông gió cơ khí.

Thiết kế giếng trời

Giếng trời là phương pháp thông gió phổ biến nhất bởi hiệu quả và những tác dụng đi kèm của nó đối với nhà ống. Không chỉ giúp tăng đối lưu, cung cấp nguồn khí tự nhiên, tươi mát vào trong không gian sống mà còn đẩy không khí nóng, ô nhiễm thoát ra ngoài theo đường mái.

Ngoài ra, giếng trời còn mang đến nguồn ánh sáng tự nhiên cho căn nhà, từ đó tiết kiệm điện năng cho gia đình. Theo các chuyên gia kiến trúc, giếng trời là giải pháp tối ưu nhất để thông gió cho nhà ống nếu căn nhà có ba mặt tường bịt kín, không có cửa sổ.

Người ta thường cho lắp thêm quả cầu thông gió ở phía trên giếng trời để tăng hiệu quả lưu thông không khí. Và khi thiết kế giếng trời, gia đình cũng cần tính toán biện pháp che chắn hợp lý để tránh mưa hắt vào nhà.

Tạo khoảng không giữa các phòng

Vì muốn có nhiều diện tích sử dụng nên các gia đình thường thiết kế nhà có nhiều tầng và nhiều phòng. Tuy nhiên để tăng khả năng thông gió nhà ống, cần thiết kế sao cho giữa các phòng có những khoảng thông nhau.

Nên thiết kế căn nhà theo hướng không gian mở. Tránh sử dụng các vách ngăn giữa các không gian như nhà bếp, phòng ăn, phòng khách… Điều này không chỉ giúp không khí trong nhà có thể lưu thông dễ dàng mà còn mang đến một không gian sống rộng rãi, thoải mái cho gia đình.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên mở cửa giữa các phòng để tạo các trục lưu thông, giúp không khí di chuyển từ căn phòng này sang căn phòng khác dễ dàng. Có như vậy thì nhà ống sẽ không còn cảm giác ngột ngạt, bí bách nữa.

Hệ thống cửa sổ đón và thoát gió

Bên cạnh giếng trời, hệ thống cửa đón và thoát gió cũng là một biện pháp thông gió nhà ống rất hiệu quả. Hệ thống cửa này nên có kích thước đủ lớn và số lượng thích hợp ở từng tầng. Cửa đón và thoát nên thiết kế ở vị trí đối diện hoặc lệch nhau nhau. Làm không khí dễ dàng lưu thông nhất có thể.

Hệ thống cửa đón và thoát gió là biện pháp thông gió nhà ống hiệu quả

Không chỉ có vậy, nên lưu ý đặt cửa đón gió ở phía thấp gần chân tường còn cửa thoát thì ở vị trí cao. Điều này sẽ giúp không khí được lưu chuyển tối ưu nhất. Ngoài ra, cũng nên bố trí cửa sổ hướng về phía đón gió, đón nắng tự nhiên.

Hệ thống ống gió cơ khí

Ngoài các biện pháp thông gió tự nhiên như giếng trời, cửa sổ, tạo khoảng không. Còn có hệ thống thông gió cơ khí như điều hòa không khí, quạt thông gió, quạt hút mùi…

Điều hòa không khí là phương pháp thông gió cơ khí phổ biến được nhiều gia đình sử dụng. Nó rất hiệu quả trong việc điều chỉnh nhiệt độ và không khí trong các không gian kín. Trong các phòng sử dụng điều hòa nên lắp đặt thêm quạt thông gió ở phía đối diện và cách máy lạnh xa nhất. Phòng ngủ thì lắp quạt ở đối diện cửa ra vào hoặc góc không khí không tự di chuyển được.

Một thiết bị thông gió cơ khí khác được hầu hết các gia đình sử dụng chính là quạt hút mùi. Đây là thiết bị thông gió các gia đình sử dụng để loại bỏ mùi gây khó chịu ở những vị trí mà không khí không tự lưu thông được như phòng vệ sinh hoặc nhà bếp…

Thông tin liên hệ Bách Khoa Việt Nam

Liên hệ ngay Bách Khoa Việt Nam– Nhận báo giá Ống – Van – Cửa Gió (loại thường và chuẩn kiểm định PCCC)
Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!
  • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
  • Email: baogia@bkvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *