NỘI DUNG BÀI VIẾT
Tiêu chuẩn EI trong chống cháy là gì ?
Phòng chống cháy nổ, hỏa hoạn là một trong số những yếu tố đặc biệt quan trọng khi thi công, xây dựng các công trình, để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản. Trong những năm gần đây, sự phát triển của các loại hình kiến trúc, cũng như sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm môi trường, đã gây ra không ít những vụ hỏa hoạn, cháy nổ với quy mô và diễn biến phức tạp, gây ra không ít thiệt hại cho nhà cửa, tài sản và tính mạng con người
Để ngăn chặn tình trạng này, hàng loạt các vật liệu chống cháy nổ đã được nghiên cứu và sản xuất. Người dân cũng dần ý thức hơn việc bảo vệ chính mình khỏi những quy cơ cháy nổ, bằng cách trang bị các vật liệu chống cháy khi xây dựng công trình.
Tuy nhiên, trong quá trình chọn lựa, khá nhiều người tiêu dùng tỏ ra băn khoăn không biết làm thế nào để chọn lựa các vật liệu có đặc tính chống cháy chất lượng và phù hợp. Tiêu chuẩn EI trong chống cháy chính là chỉ số quan trọng giúp xác định chất lượng sản phẩm. Nhưng tiêu chuẩn này vẫn còn khá xa lạ với nhiều khách hàng.
Tiêu chuẩn EI trong chống cháy
Chính là bộ tiêu chuẩn quy định về giới hạn chịu lửa của các vật liệu chống cháy. Giới hạn chống cháy này được xác định bằng một khoảng thời gian, tính từ khi bắt đầu thí nghiệm chịu lửa theo chế độ gia nhiệt tiêu chuẩn (Nghĩa là cho nhiệt độ tăng dần từ 0 cho đến trên 1500 độ C), cho đến khi bắt đầu xuất hiện một hoặc đồng thời nhiều dấu hiệu nối tiếp nhau của các giới hạn trạng thái được quy định với cấu kiện đã cho sau đây:
Tiêu chuẩn EI trong chống cháy
E (Integrity): giới hạn về độ toàn vẹn của vật liệu: là mức giới hạn mà tại đó, cấu kiện vẫn được duy trì toàn vẹn mà không bị nứt gãy, đổ ngã,… ( Không xét đến khả năng truyền nhiệt của vật liệu). Giới hạn này thường được ứng dụng trong các giải pháp chống cháy như vách ngăn, sơn chống cháy, hệ ống gió,…để đảm bảo ngọn lửa không lây lan qua bên kia của vách ngăn, tường hay hệ ống gió,…
I (Thermal Insulation): giới hạn về khả năng cách nhiệt: là giới hạn mà tại đó, vật liệu vẫn giữ được khả năng cách nhiệt ổn định kết cấu chính của vật liệu không bị phá hoại bởi tác dụng nhiệt. Giới hạn này áp dụng cho những giải pháp chống cháy lan như tường chống cháy, sơn chống cháy trong các tòa nhà, vách ngăn giới hạn chống cháy giữa các khu vực, trần chống cháy,…để đảm bảo khi có đám cháy xảy ra, các vật liệu được giữ toàn vẹn, đám cháy không thể lan rộng ra và nhiệt độ ở các bề mặt còn lại của vật liệu vẫn được đảm bảo.
Ví dụ: Trong bộ hồ sơ thiết kế có ghi chú: Cửa chống cháy đáp ứng đủ yêu cầu EI 150, nghĩa là vật liệu này có độ toàn vẹn và tính cách nhiệt đến 150 phút, dưới tác dụng nhiệt từ ngọn lửa.
Tiêu chuẩn REI tròn chống cháy
REI là khả năng chống cháy của một cấu trúc. REI được xác định trên 3 tiêu chí: Tính ổn định, tính toàn vẹn và khả năng cách ly. Nó được biểu thị bằng phút (30 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút, 150 phút…). Có thể hiểu đơn giản là thời gian mà một hệ thống phòng cháy chữa cháy thụ động có thể chịu được tiêu chuẩn thử nghiệm khả năng chịu lửa. Chỉ số này có thể được định lượng đơn giản như một thước đo thời gian hoặc nó có thể đòi hỏi một loạt các tiêu chí khác.
Xếp hạng khả năng chống cháy được đánh dấu bằng REI – là cấu tạo của 3 yếu tố sau:
- R (Load-bearing) : Tải trọng chịu lực. Khả năng của yếu tố xây dựng để bảo tồn đặc tính cơ học của nó và khả năng chịu tải có liên quan trong một đám cháy thông thường. Ví dụ như cấu trúc sàn, dầm, cột, tường.
- E (Integrity) : Tính toàn vẹn. Khả năng của cấu trúc KHÔNG cho phép sản phẩm của lửa hay khói vượt qua để đến khu vực KHÔNG được phép tiếp xúc với lửa.
- I (Thermal insulation) : Cách nhiệt. Khả năng của vật liệu hạn chế tăng nhiệt độ ở các vùng xung quanh vùng chịu tác động của lửa (Hạn chế truyền nhiệt)
Kết quả là:
- REI (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về cả 3 yếu tố: tải trọng chịu lực, tính toàn vẹn và cách nhiệt. Ví dụ, REI 150 nghĩa là khả năng chống cháy 150 phút ở cả 3 yếu tố sức bền cơ học, toàn vẹn trước lửa và khói và khả năng cách nhiệt.
- RE (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về 2 yếu tố: sức bền cơ học và tính toàn vẹn trước lửa và khói.
- R (theo sau có chỉ số n): Yếu tố cấu tạo phải bảo tồn trong khoảng thời gian n về sức bền cơ học.
Để phân loại các vật liệu không đáp ứng tiêu chí R, nó sẽ tự động đủ điều kiện miễn là đáp ứng E và I.Đối với mỗi yếu tố đáp ứng các tiêu chí, các thử nghiệm được thực hiện và thu kết quả. Việc phân loại sau đó được chỉ định bằng cách xác minh giá trị thời gian thu được cho khả năng chống cháy cơ học với tham chiếu đồ thị thời gian và và nhiệt độ.
Đánh giá hiệu suất của khả năng chống cháy có thể được xác định bằng kết quả thử nghiệm, tính toán phân tích hoặc các bảng xác minh.
Thông tin liên hệ Bách Khoa Việt Nam
- HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
- Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
- Email: baogia@bkvietnam.vn