Lắp đặt thang máng cáp có những yêu cầu gì? Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp bao gồm những tiêu chí nào? Tại sao các chủ thầu xây dựng không nên bỏ qua việc tìm hiểu rõ các tiêu chuẩn?
Câu trả lời sẽ được Bách Khoa Việt Nam giải đáp thật kỹ trong bài viết này!
NỘI DUNG BÀI VIẾT
Trước tiên, thang máng cáp là gì?
Thang máng cáp hay còn gọi là thang cáp, thang điện hoặc cable ladder. Các công trình hiện nay ứng dụng thang máng cáp cho việc lắp đặt hệ thống cáp điện, dây điện. Cụ thể ở đây là định hình đường đi cho nguồn dây dẫn.
Về cấu tạo, thang máng cáp là hệ thống gồm các phần:
- Tháng/ máng cáp thẳng chứa cáp
- Các phụ kiện chuyển hướng kết hợp cùng hệ thống giá treo
- Giá đỡ (đây là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong các công trình điện công nghiệp và điện dân dụng)
Tìm hiểu thêm về khái niệm thang máng cáp tại đây: https://bkvietnam.vn/thang-mang-cap-la-gi-khai-niem-thang-mang-cap/

Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp trong các công trình xây dựng?
Trong quá trình xây dựng bảng tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp trong ngành xây dựng, các chuyên gia đã phân rõ 02 tiêu chí quan trọng cần nắm rõ: thứ nhất về mặt thiết kế và thứ hai là khâu lắp đặt. Việc đảm bảo chuẩn 2 khâu này sẽ giúp cho chủ đầu tư cũng như chủ thầu xây dựng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và công sức trong quá trình triển khai cũng như bảo hành thang máng cáp.
Yêu cầu về thiết kế thang máng cáp trong tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp
Quá trình thiết kế hệ thống thang máng cáp cần phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chí cơ bản, bao gồm:
- Tính an toàn
- Chất lượng thang máng cáp: về chất liệu, form cấu tạo, độ bền, quy trình chế tạo, nguồn gốc xuất xứ, v.v.
- Tính năng của thang máng cáp
- Các yêu cầu về bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa
Việc đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn cho cả người sử dụng và người làm. Do đó, đây là hoạt động không thể không có trong quá trình triển khai hệ thống máng cáp cho công trình của bạn.
Trong thiết kế, các chuyên gia phân tách rõ các hạng mục mà chủ thầu cần phải tìm hiểu kỹ, bao gồm:
1. Tiêu chuẩn về vật liệu của thang máng cáp
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại vật liệu cấu thành thang máng cáp. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp, chỉ có một số loại nguyên vật liệu phổ biến được áp dụng để phù hợp với môi trường. Đồng thời an toàn cho người sử dụng và người thiết kế, lắp đặt.
Các vật liệu phổ biến mà các chủ thầu cần lưu ý:
- Tôn đen sơn tĩnh điện
- Inox 201, 304, 316
- Tôn mạ kẽm
- Tôn mạ kẽm nhúng nóng
Mỗi loại chất liệu sẽ có những ưu nhược điểm riêng mà người sử dụng cần hỏi kỹ người bán.
2. Tiêu chuẩn về độ dày khi lắp đặt thang máng cáp
Theo đánh giá của Bách Khoa Việt Nam, rất ít các chủ thầu xây dựng tìm hiểu kỹ về độ dày khi lắp đặt máng cáp. Tuy nhiên, việc này rất quan trọng. Nó giúp đánh giá tải trọng mà thang máng cáp có thể đạt được trong khi chứa hệ thống dây dẫn điện.
Nếu quá trình này không được đánh giá cẩn thận sẽ khiến thủ thầu mất nhiều thời gian và tiền bạc thay đổi chi phí triển khai thang cáp. Thậm chí còn gây nguy hiểm cho người sử dụng và giảm tuổi thọ của hệ thống dây dẫn.
Kiểm tra độ dày của thang máng cáp sẽ dựa vào vật liệu cấu thành. Ví dụ:
- Đối với thang máng cáp sơn tĩnh điện, độ dày rơi vào: 1; 1,2; 1,5; 2.
- Đối với thang máng cáp nhúng nóng, độ dày rơi vào: 1,5; 2.
Xem thêm về kích thước thang máng cáp: https://bkvietnam.vn/kich-thuoc-thang-mang-cap
3. Tiêu chuẩn về khoảng cách các cây đỡ của thang máng cáp
4. Tiêu chuẩn về trọng tải
Tải trọng của thang máng cáp là độ võng của hai điểm gối đỡ nhỏ hơn 1/ 300 nhịp. Đảm bảo trọng tải đồng nghĩa với việc đảm bảo tính an toàn cho người thực thi và người sử dụng.
5. Tiêu chuẩn về bán kính cong
Tiêu chuẩn về bán kính cong của thang máng cáp được quyết định dựa trên phụ kiện và kích thước của thang máng cáp. Thang máng cáp dày hay mỏng, có chiều dài, chiều rộng bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến bán kính cong. Cụ thể như sau:
- Đường kính ngoài của máng cáp nhỏ hơn 100 thì đường kính R = 400 mm.
- 100 < đường kính ngoài < 160, R = 600mm.

Yêu cầu về tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp
Sau khi đã nắm rõ các tiêu chí cần kiểm ra trong quá trình thiết kế thang máng cáp, chủ thầu xây dựng cũng cần phải nắm rõ các tiêu chuẩn lắp đặt thang cáp để đảm bảo cho công trình của mình được trọn vẹn và đạt chuẩn.
Các tiêu chí lắp đặt thang máng cáp đã được quy định rõ tại TCVN 9208: 2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Điều này càng làm rõ tính quan trọng của việc đảm bảo các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp.
Nội dung tiêu chuẩn lắp đặt được quy định rõ ở điều 6 và điều 7 như sau:
- Sử dụng hệ thống khay và thang cáp để bảo vệ các cáp điện tại phạm vi nhà xưởng số lượng cáp nhiều.
- Lắp đặt hệ thống khay và thang cáp trước sau đó đặt cáp vào.
- Tại một số địa điểm bắt buộc, hệ thống khay và thang cáp đều phải được lắp đặt với cút nối, tê, khâu chữ thập, thu hẹp, nắp đậy khay. Ngoài ra còn có một số phụ kiện khác.
- Tuyến khay hoặc là thang máng cáp có chiều rộng không hơn 1200mm và phải có giá đỡ. Ngoài ra quang treo sau mỗi cự ly sẽ từ 1m cho đến 3m. Cự ly này đều phải được cấp quyền trước khi bắt đầu thi công.
- Về phần giá đỡ hoặc quang treo thì phải được cố định tại kết cấu xây dựng. Nếu có thể thì hàn trực tiếp vào mã thép cấu tạo kết cấu bê tông của trần nhà.
- Khay và thang cáp phải đặt đủ độ rộng để các cáp ở bên trong lòng sẽ trải thành một lớp. Khoảng cách giữa hai cáp kể nhau phải đủ để có thể buộc cáp vào then ngang.
- Vật liệu để làm nên thang máng cáp là thép được mạ kẽm nóng. Hoặc là thép được phủ bên ngoài bằng vật liệu rỉ sét, chống ăn mòn.
- Cáp trong khau và thang cáp đều phải được sắp xếp theo thứ tự nhất định. Được phân nhóm khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm chức năng sau đó cố định lại bằng dây thắt nhựa.
- Phần khay và thang máng cáp phải đạt độ bền và độ cứng nhất định để có thể đỡ được cáp chứa bên trong khay và thang cáp.
- Khay và thang cáp đảm bảo không được có cạnh sắc, mặt thô ráp hoặc ba via để không làm hỏng được lớp vỏ bên ngoài của thang máng cáp. Trong khi lắp đặt, vít và bulong không được phép nhô lên khỏi mặt trong của máng cáp.
- Tại vị trí có dùng cút, tê, khẩu chữ thập,…thì tuyến khay hoặc là thang cáp phải được đảm bảo tính liên tục về điện. Những bộ phận tiếp đất thì không được dùng khay hoặc là thang cáp.
- Phải bố trí giá đỡ chắn chắn tại những nơi có cáp từ trong khay hoặc là nơi thang cáp luồn vào ống dây.
- Tại những vị trí khay hoặc là thang cáp có nguy cơ tích lũy bụi hoặc vật liệu dễ rơi vào thì phải bố trí mái che, quạt gió,….
- Ngoài ra, một số vị trí nước mưa có thể xâm nhập thì phải bố trí thang máng cáp theo biện pháp ngăn chặn nước từ bên ngoài.
- Về tuyến thang cáp thẳng đứng đều phải được bố trí nắp kim loại bảo vệ để chống ăn mòn và hạn chế tác hại từ bên ngoài.
- Khay và thang cáp phải được tiếp đất và nối với mặt đất bằng dây gần nhất. Tuyến khay và thang cáp dài thì nối với đất sau mỗi khoảng nhất định.
- Phải cố định cáp vào then ngang sao cho chắc chắn. Cáp càng to thì khoảng cách buộc cố định phải càng ngắn.
- Nắp khay, thang cáp và các phương tiện bảo vệ phải được trang bị tháo lắp dễ dàng.
- Đảm bảo khả năng cách nhiệt của các phòng, những nơi có lỗ thông chênh lệch nhiệt độ phải được bịt kín.
- Có thể dùng hộp cáp để đựng dây cũng như cáp điện tại những vị trí không lượng dây và cáp không nhiều. Hộp cáp phải được làm bằng kim loại bền chắc.
- Hộp cáp phải trang bị nắp đậy theo đúng chiều dài của hệ thống. Về phần nắp đậy phải đảm bảo dễ tháo lắp, không có mối nối đặc biệt ở đoạn xuyên tường.

Quy trình lắp đặt thang máng cáp đạt chuẩn được áp dụng hiện nay?
Nhiều chủ thầu xây dựng cho rằng các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp là không cần thiết vì trên thực tế việc quá trình triển khai lắp đặt thang máng cáp là vô cùng đơn giản. Bạn dựa vào hệ thống thang máng cáp và đi dây theo đường dẫn đã được định hình sẵn là hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, nếu hiểu rõ vấn đề, quy trình lắp đặt sẽ có các thông số và lưu ý mà bạn không thể không nắm rõ. Cụ thể như sau:
Bước 1. Kiểm tra hệ thống máng cáp và đảm bảo đầy đủ các thiết bị, phụ kiện
Bước đầu tiên trong quá trình lắp đặt máng cáp, đội ngữ thực thi cần phải chuẩn bị đủ các phụ kiện và thiết bị hỗ trợ.
Bước 2. Đo đạc kích thước của khung máng cáp
Thường khi mua thang máng cáp tại địa chỉ uy tín, người thực thi sẽ không cần phải cắt thang máng cáp. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp phát sinh trong quá trình lắp đặt khiến các thông số ban đầu bị chệch. Lúc này bạn cần phải điều chỉnh và cưa chân của thang máng. Đơn vị cắt tính theo inch.
Bước 3. Cố định chân thang máng cáp theo tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp
Trong bước này, bạn sẽ cần dụng cụ khoan lỗ cố định với tường. Lưu ý cần đo đạc thật kỹ để tránh khoan sai, tốn thời gian chỉnh sửa và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của công trình.
Bạn có thể hình dung quy trình khoan cố định được thực hiện như sau:
Đầu tiên, máy khoan sẽ được đưa vào thang máng cáp để tạo lỗ cho các chân máng cáp
Tiếp theo, gắn bộ chuyển đổi vào các lỗ đã khoan. Việc này nhằm mục đích thay đổi lỗ dạng tròn thành dạng hình chữ T.
Sau đó, gắn thang máng cáp vào bộ chuyển đổi bằng việc sử dụng các mũi kẹp
Cuối cùng, kiểm tra lại tính cố định của chân thang máng cáp để đảm bảo sự an toàn và tính chính xác cho hệ thống.
Quá trình lắp đặt cố định bằng cách này bao gồm các bước sau: Khoan lỗ: Sử dụng máy khoan để tạo lỗ cho các chân thang máng cáp trong tường – Sử dụng bộ chuyển đổi: Gắn bộ chuyển đổi vào các lỗ đã khoan, với mục đích chuyển đổi các lỗ từ dạng tròn sang dạng chữ T – Gắn thang máng cáp: Sử dụng các mũi kẹp, các bộ kẹp để gắn thang máng cáp vào bộ chuyển đổi – Kiểm tra: Sau khi gắn thang máng cáp xong, kiểm tra lại sự cố định của chân thang máng cáp để đảm bảo tính an toàn và độ chính xác của hệ thống.
Bước 4: Gắn chân đỡ bộ phận thang máng cáp bằng bulong hoặc đai ổng
Tại sao cần sử dụng bulong hoặc đai ổng?
Việc này nhằm tăng tuổi thọ của hệ thống và hạn chế các tác động xấu từ ngoại cảnh vào thang máng cáp cũng như hệ thống dây dẫn bên trong.
Lưu ý: không phải bulong/ đai ổng nào cũng phù hợp với thang máng cáp, bạn cần lưu ý vấn đề tải trọng trước khi lựa chọn.
Bước 5 – bước cuối cùng: Nối đất thang máng cáp
Nối đất thang máng cáp nhằm mục đích ngăn chặn dòng điện từ tác động đến các bộ phận của hệ thống. Ngăn chặn tình trạng điện giật. An toàn cho cả người sử dụng và người thực thi. Bên cạnh đó, còn giảm được tình trạng hỏng hóc của thiết bị.
Xem thêm: Quy trình lắp đặt thang máng cáp đạt chuẩn mới nhất
Tại sao các chủ thầu xây dựng cần nắm rõ các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp?
Lắp đặt thang máng cáp tưởng như là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu đội ngũ thực thi chủ quan, không tuân thủ đúng các quy định sẽ gây ra tổn chất rất lớn cho công trình. Các tổn thất/ ảnh hưởng có thể kể đến như:
- Gây nguy hiểm cho cả người sử dụng và người thực thi. Một hệ thống thang máng cáp không đảm bảo sẽ gây ra hiện tượng giựt điện, chập cháy. Tổn hại đến toàn bộ hệ thống dây dẫn nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh/ sinh hoạt nói chung.
- Tổn thất nhiều chi phí. Sẽ tốn rất nhiều chi phí nếu như bạn làm sai các công đoạn như: không đo đạc kỹ, không tìm hiểu độ dày máng cáp, thiếu hệ thống phụ kiện hỗ trợ, v.v. việc này sẽ khiến chủ thầu mất đi uy tín và chủ sở hữu công trình tốn nhiều.
- Tốn nhiều thời gian và công sức. Việc cẩu thả và chủ quan trong khâu chuẩn bị chắc chắn sẽ khiến các chủ đầu tư phải trả giá bởi sự thiếu sót những tiểu tiết nhỏ như: đo đạc, lựa chọn bulong, lựa chọn vật liệu máng cáp, v.v. Việc sai ở mỗi khâu sẽ khiến cả đội ngũ phải thực thi lại từ đầu.
- Có thể bị phạt khi không đáp ứng các quy định của Nhà nước: tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp đã được nêu rõ trong TCVN 9208: 2012 thuộc Bộ Khoa học Công nghệ. Việc không tuân thủ có thể ảnh hưởng xấu đến công trình và chủ đầu tư.
Đơn vị lắp đặt thang cáp uy tín?
Lựa chọn đơn vị cung cấp thang máng cáp uy tín đã khó. Lựa chọn đơn vị lắp đặt đạt chuẩn còn khó hơn.
Lời khuyên của chúng tôi dành cho bạn là hãy lựa chọn đơn vị có uy tín – có chuyên môn sâu – và có kinh nghiệm triển khai cho nhiều dự án.
Đây là tiêu chí hàng đầu quan trọng hơn về báo giá thang máng cáp. Bởi lựa chọn sai có thể khiến công trình của bạn mất nhiều chi phí hơn bạn nghĩ.
Bách Khoa Việt Nam tự tin là đơn vị đi đầu trong việc cung cấp thang máng cáp và nắm rõ các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp theo các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn cụ thể hơn: