Nghị định số 136/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành Ngày 24/11/202. Nó quy định chi tiết một số điều về biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung. Nghị định 136 Quy định thay đổi nhiều điểm đáng chú ý so với nghị định 79 cũ. Cùng Bách Khoa Việt Nam tìm hiểu về các điểm mới trong nghị 136 về PCCC nhé!

Thay đổi mới của nghị định 136 PCCC

Nghị định 136 tập trung vào cụ thể điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Như quy định về thẩm duyệt thiết kế dành cho các công trình xây dựng của cư dân. Và cũng Quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với các sơ sở, hộ gia đình, cá nhân có kinh doanh.

So với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP Luật Phòng cháy và chữa cháy có một số điểm mới sau: 

 

Nghị định 136/2020/ NĐ-CP

Tải nghị định 136 ở đây: Nghị định 136 PCCC

Một số loại hình cơ sở bổ sung vào danh mục quản lý theo nghị định 136 pccc

Theo phụ lục I của nghị định 136 một số loại hình cơ sở được đưa vào danh mục cơ sở quản lý về PCCC. Ví dụ như: Trường học: trường tiểu học, trung học cơ sở; nhà trọ; nhà ở kết hợp sản xuất,… Và một số cơ sở như kinh doanh hàng hóa. Các cửa hàng tạp hóa, tiện ích, nơi chứa chất dễ cháy hay là các loại bao bì dễ cháy.

Việc Phòng cháy chữa cháy sẽ được hiệu quả và sát sao hơn. Khi bổ sung các loại hình cơ sở như nhà trọ hay trường học vào danh mục quản lý PCCC.  Vì thực tế những cơ sở này là nơi tập trung số lượng lớn người học tập , cư trú. Gần các khu dân cư đông người. Những cơ sở này có nhiều lối ra vào khá hẹp và lối thoát hiểm cũng chưa thật sự được trang bị đầy đủ. Do đó chúng ta chú trọng đến các cơ sở này chính là để hạn chế sự cố cháy nổ xảy ra.

Một số điều kiện về an toàn PCCC đối với cơ sở 

Lắp đặt biển báo nội quy PCCC
Lắp đặt biển báo nội quy PCCC

Một số điều kiện bổ sung, làm mới trong nghị định 136 PCCC  đới với cơ sở được quy định như sau: 

Các cơ sở cần có biển nội quy, biển cấm, các biển chỉ dẫn về PCCC và thoát nạn phù hợp với quy chuẩn PCCC mà bộ công an đề ra

Các phương án chưa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt 

Hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống liên lạc phục vụ chữa cháy. Hệ thống báo cháy, chữa cháy, thoát nạn, và các phương tiện chữa cháy cứu hộ cứu nạn. Phải đảm bảo đạt về số lượng, chất lượng theo quy định.

Đảm bảo đầy đủ giấy thẩm duyệt thiết kế trước khi đi vào xây dựng. Và Văn bản kiểm định nghiệm thu công trình đạt tiêu chuẩn về PCCC. 

Người đứng đầu cơ sở có vai trò chịu trách nhiệm và duy trì điều kiện PCCC cho cơ sở mình. Đầy đủ hồ sơ để quản lý và theo dõi hoạt động PCCC.

Nghị định 136 – quy định phương tiện nào cần bình chữa cháy?

Phương tiện cần trang bị bình chữa cháy – Nghị định 136-PCCC

Đối với các chủ phương tiện giao thông, cũng đang rất chú ý đến phương tiện cần trang bị bình chữa cháy. Trước đây, phương tiện từ 6-9 chỗ cần trang bị bình chữa cháy, nhưng nghị định 136 đã bãi bỏ luật này. 

Các chủ phương tiện xe đã góp ý cần sửa đổi và đi đến quy định: Phương tiện 4-9 chỗ chỉ cần tuân thủ điều kiện PCCC. Cụ thể là được kiểm định vật tư, hàng hóa sắp xếp trên xe để đảm bảo PCCC. Việc này cũng là cách để các chủ phương tiện cẩn thận và chủ động phòng cháy trên chính tài sản của mình.

Về Phân loại hàng hóa nguy hiểm
Nhìn chung các hàng hóa nguy hiểm ( dễ gây cháy nooro được phân loại thành 9 mục)
Loại 1. Chất gây nổ và vật phẩm dễ nổ.
Loại 2. Các Loại khí nó thể gây cháy nổ
Loại 3. Chất lỏng dễ gây cháy nổ
Loại 4. Loại chất rắn dễ cháy, hoặc chất tiếp xúc khí dễ gây cháy nổ
Loại 5. Các loại chất dễ oxi hóa
Loại 6. Một số loại chất độc hại
Loại 7: Các Chất phóng xạ.
Loại 8: Loại Chất ăn mòn.
Loại 9: Các loại chất và hàng hóa dễ gây cháy khác
Ngoài 9 nhóm chất được phân loại như trên, các bao bì hàng hóa chưa được làm sạch. Trong chúng có chứa chất dễ gây cháy nổ cũng là hàng hóa nguy hiểm đối với các phương tiện vận chuyển nó.

Vai trò người đứng đầu cơ sở, địa phương trong PCCC

Nghị định 136 cũng nâng cao vai trò của người đứng đầu cơ sở. Với phương châm“4 tại chỗ” trong công tác PCCC là: chỉ huy tại chỗ,  lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ. Việc này một lần nữa khẳng định sự chủ động sẵn sàng trong công tác PCCC và Cứu hộ cứu nạn của đơn vị được điều động chữa cháy. 

Công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy được xã hội hóa. Thay vì công tác kiểm tra PCCC sẽ là việc của cảnh sát chữa cháy kiểm tra định kì. Thì nay thay vì vậy sẽ là trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở: Chủ phương tiện, chủ nhà, chủ rừng, chủ doanh nghiệp…

Điều này được quy định mới trong nghị định 136 PCCC, tăng cường trách nhiệm vai trò của người đứng đầu cơ sở để đảm bảo PCCC luôn được tối ưu nhất. 

Quy định về người được điều động chữa cháy theo Nghị định 136 PCCC

Quy định về người được điều động chữa cháy

 Đáng chú ý là nghị định 136 còn quy định người được điều động trực tiếp tham gia vào chữa cháy theo quy định và lệnh được triệu tập. 

Với những trường hợp này , mọi người sẽ được hưởng chế độ theo từng mức hỗ trợ cụ thể:

TH1: Tham gia chữa cháy dưới 2 giờ sẽ được hưởng chế độ là 0.3 ngày lương tối thiểu vùng.

TH2: Tham gia chữa cháy dưới trong khoảng 2 giờ – 4 giờ sẽ được hưởng chế độ là 0.45 ngày lương tối thiểu vùng.

TH1: Tham gia chữa cháy trên 4 giờ hoặc chữa cháy nhiều lần, cứ mỗi 4 tiếng được hưởng chế độ là 0.6 ngày lương tối thiểu vùng.

Trong Trường hợp tham gia chữa cháy vào đêm ( khoảng từ 22h-6h sáng) sẽ được tính gấp 2 lần chế độ đã quy định bên trên.

Với những trường hợp không may bị thương hay tai nạn trong quá trình tham gia chữa cháy sẽ được thanh toán tiền khám chữa bệnh, được hưởng trợ cấp.

Những khoản chi trên sẽ do bảo hiểm xã hội chi trả.

Phê duyệt phương án thiết kế và thẩm duyệt thiết kế PCCC

Quy hoạch xây dựng và thiết kế xây dựng mới bao gồm cả cải tạo. Khi thay đổi tính chất công trình thì cần thiết kế lại để đảm bảo an toàn PCCC. Mọi đầu tư về dự án xây dựng phải tuân theo các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. 

Tại phụ lục 5, điều 13 của Nghị định đã ban hành việc Việc lập đồ án quy hoạch, hồ sơ thiết kế xây dựng dự án, công trình, …phải do đơn vị có đủ điều kiện theo quy định thực hiện và phải được thẩm duyệt thiết kế PCCC.

Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy là việc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đối chiếu các giải pháp, nội dung thiết kế dự án, công trình. Tất cả các yêu cầu phải được đảm bảo an toàn PCCC theo pháp luật hiện hành ở Việt Nam. 

3 đối tượng thuộc diện thẩm duyệt PCCC

Đầu tiên là Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng các dự án xây dựng lớn. Như các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch

Thứ 2 là Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Thứ 3 Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V.

Giải pháp mới cho phòng cháy công trình xây dựng 

Trong Phụ lục VII mục 5 của nghị định 136/2020/NĐ-CP. Đã quy định giới hạn chịu lửa cho công trình xây dựng. Theo phụ lục này đơn vị thực hiện thử nghiệm sẽ là Viện khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng (IBST). Và đơn vị thứ 2 là Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy (PCCC).

Ống gió chống cháy cho hệ thống hút khói

Cháy nổ ngày nay dễ xảy ra do chập điện, nổ sạc điện thoại, cháy từ ban thờ cúng… Đó đều là những nguyên nhân hết sức đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việc cháy nổ sẽ lan rộng bùng phát nhanh khi không được ngăn cháy. 

BKVN là đơn vị cung cấp giải pháp về phòng cháy hệ thống thông gió….Ống chống cháy EI đáp ứng việc hút khói khi hỏa hoạn, tránh ngạt. Và van chặn lửa đóng vai trò cần thiết trong PCCC hệ thống thông gió hút khói để ngăn cháy lan ra các khu vực lân cận. Đó là những thiết bị không thể thiếu trong hệ thống PCCC. Nhất là đối với các công trình xây dựng lớn như chung cư, trung tâm thương mại, bệnh viện…

Ống gió chống cháy EI cho hệ thống hút khói

Trong quy chuẩn mới nhất QCVN 06:2020/BXD và luật PCCC . Và theo quy chuẩn về chữa cháy cho nhà và các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn chống cháy của hệ thống thông gió đã được thay đổi. Chúng cần phải đảm bảo được làm từ các vật liệu chống cháy. Và chúng có giới hạn chịu lửa bao gồm các giới hạn chịu lửa khác nhau.

Ống gió chống cháy EI được phân ra các giới hạn chịu lửa. Cơ bản tương đương với thời gian đơn vị tính là phút: EI 30; EI 45; EI 60; EI 90 và EI 120, …

Hạn mức và vị trí sử dụng ống gió chống cháy EI

Hạn mức và vị trí sử dụng ống gió EI
Hạn mức và vị trí sử dụng ống gió EI

+ EI 120:  Giới hạn EI 120 tức là ống gió chống cháy sẽ chịu nhiệt tới 120 phút. ĐỐi với giới hạn này, nó được dùng với các đường ống nằm ngoài phạm vi khoang cháy. Các đường ống khói xuyên qua tường không được lắp van chặn lửa loại thường mở.

+ EI 60: Ống gió chịu được nhiệt trong vòng 60 phút. Được sử dụng với các đường ống và kênh dẫn khói nằm trong phạm vi khoang cháy. 

+ EI 45: Ống gió chịu được nhiệt trong 45 phút. Sử dụng với đường ống chống cháy theo phương đứng trong phạm vi khoang cháy.

+ EI 30: Ống gió chịu nhiệt trong thời gian 30 phút. Được dùng trong các trường hợp còn lại của phạm vi sử dụng nằm trong khoang cháy

Van chặn lửa – ngăn cháy lan

Còn đối với van chặn lửa, nó được hiểu đơn giản là có vai trò ngăn cháy lan. Nguyên lý hoạt động của van chặn lửa được hiểu như sau. Khi có cháy, nhiệt độ vượt mức 72 độ, cầu chì sẽ nóng chảy nhiệt, đóng van gió lại. Từ đó ngăn cháy lan sang các khu vực lân cận. 

Van chặn lửa PCCC
Van chặn lửa PCCC

Liên hệ ngay Bách Khoa Việt Nam– Nhận báo giá Ống – Van – Cửa Gió (loại thường và chuẩn kiểm định PCCC)

Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!

  • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
  • Email: baogia@bkvietnam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *