Cháy nổ, Hỏa hoạn đang xảy ra thường xuyên và thực tế đã có rất nhiều những bài học đau lòng do hỏa hoạn mang lại. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, ở nước ta đã có khoảng gần 900 vụ cháy. Thiệt hại vô cùng to lớn, thiệt hại sơ bộ gần 90 tỉ đồng và làm cháy 150 ha rừng. 

Vì vậy việc phòng cháy chữa cháy là điều tất yếu . Hôm nay Bách Khoa sẽ giới thiệu tới bạn đọc về các Thiết bị phòng cháy chữa cháy cần thiết cho mọi công trình. 

Tổng hợp thiết bị phòng cháy chữa cháy
Tổng hợp thiết bị phòng cháy chữa cháy

Tổng hợp các loại :Thiết bị Phòng cháy chữa cháy phổ biến

Thiết bị : Đầu báo cháy

Đầu báo cháy
Thiết bị : Đầu báo cháy

Đầu báo cháy là thiết bị quen thuộc trong mọi công trình. Nó có vại trò phát tín hiệu báo cháy về trung tâm khi có cháy nổ xảy ra. Khi có cảm biến về nhiệt , khói hay tác động  nghi ngờ có cháy.

Thiết bị này được khuyến cáo lắp đặt tại các chung cư, văn phòng, tòa nhà… nhằm cảnh báo cho những người sinh sống trong khu vực nhận ra nguy cơ cháy nổ

Thiết bị: Búa thoát hiểm 

Thiết bị : Búa thoát hiểm

Nghe tên chúng ta cũng dễ dàng hiểu vai trò của chiếc búa thoát hiểm là để phá vỡ cửa kính, khung sắt, rào chắn, … để thuận tiện tạo lối thoát khi xảy ra hỏa hoạn. Búa thoát hiểm được cấu tạo từ carbon không gỉ, cực bền, nó có nhiều kích cỡ khác nhau. 

Thiết bị: Bình chữa cháy

Bình chữa cháy là thiết bị phổ biến nhất trong các thiết bị PCCC. Theo ước tính có tới gần 90% các đám cháy nhỏ được kiểm soát bởi sử dụng bình chữa cháy cầm tay. Ngăn nguy cơ cháy lan rộng ra các khu vực.

Bình chữa cháy cầm tay
Bình chữa cháy cầm tay

 

Có 3 loại bình chữa cháy được sử dụng phổ biến hiện nay: 

Bình chữa cháy dùng bột 

Bên trong có chứa ni tơ đẩy phun bột để dập tắt đám cháy. Bột cháy không độc và cũng không có tính dẫn điện.

Cách sử dụng bình chữa cháy bột:

Khi phát hiện ra đám cháy, xách bình tới gần địa điểm cháy, xóc bình 3-4 lần để tơi bột. Sau đó giật chốt hãm kẹp chì, chọn đúng đầu hướng gió loa phun vào đám cháy. Giữ khoảng cách khoảng 1.5m cho dập lửa hiệu quả. Nếu là bình chữa cháy ở dạng xe đẩy thì lưu ý: 

  • Đẩy xe có bình chữa cháy tới đám lửa, kéo vòi hướng phun vào đám cháy
  • Giật chốt, kéo van chính vuông góc với mặt đất
  • Cầm chặt lăng phun thuật chiều gió và bóp cò cho bột phun giập tắt đám cháy 

Ứng dụng của bình dạng bột chủ yếu cho các đám cháy chất rắn, lỏng, khí. Và nó cũng được sử dụng để dập tắt đám cháy kim loại và cháy điện (<1000V).

Bình chữa cháy CO2

Bên trong có chứa khí CO2 được nén với áp suất cao, nó có hiệu quả dập tắt đám cháy rắn, lỏng và cả cháy điện.

Sử dụng bình chữa cháy dạng khí cũng tương tự dạng bột

Nó được ứng dụng cho các đám cháy có các thiết bị, máy móc hiện đại, tài liệu quan trọng. Hoặc dùng cho các sự cố cháy đường điện hạ, trung và cao thế; chập điện phát sinh hồ quang hay một số kim loại cháy.

Bình chữa cháy dạng bọt

Bọt Foam là loại bọt an toàn, chúng ta còn thể xịt thẳng vào người và chạy qua đám cháy mà không lo bị bỏng. Loại bột này có vai trò bao phủ nhiên liệu, ngăn sự tiếp xúc của nhiên liệu với oxi làm giảm thiếu quá trình đốt cháy. Với đặc tính như thế này thì nó được sử dụng để dập tắt các đám cháy bởi chất lỏng đốt như xăng dầu.

Bình bọt Foam chữa cháy có cách sử dụng hơi khác hơn so với 2 loại bình dạng bột và dạng khí. Nó được lưu ý sử dụng với từng loại đám cháy:

Đối với các đám cháy dạng lỏng dễ cháy:

Đặc biệt lưu ý không phun trực tiếp lên đám cháy. Bởi chất lỏng sẽ dễ bị bắt ngược ra ngoài làm cháy lan sang các khu vực khác. Chúng ta nên phun bọt xung quanh đám cháy và vượt qua ngọn lửa một cách nhẹ nhàng, để chất lỏng cháy không bị lan. 

Lưu ý với đám cháy rắn:

Với các đám cháy chất rắn, chúng ta có thể phun trực tiếp vào chúng, thậm chí là cháy điện. Tuy nhiên cần lưu ý thật cẩn thận với khoảng cách với đám cháy là trên 1m để tránh bị điện giật.

Mặt nạ chống khói 

Mặt nạ chống khói
Mặt nạ chống khói

Sau những vụ cháy xảy ra ở những khu vực không có lối thoát hiểm. Sản phẩm mặt nạ chống khói là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất. Mặt nà có khả năng lọc bỏ khí độc từ môi trường khói do cháy nổ. Bởi mặt nạ có chứa than hoạt tính và chất xúc tác. 

Cấu tạo từ phin lọc khói ( chứa than hoạt tính) và bộ phận bọc hệ hô hấp bao che phủ kín đầu người sủ dụng. 

Thời gian sử dụng trong môi trường khói của mặt nạ chống khói độc này là 45 phút. Nó rất phù hợp cho người gặp nạn có thời gian chạy thoát nạn.

Cấu tạo của mặt nạ chống khói

Do cấu tạo để lọc bụi và khí qua phin lọc, nên quá trình hoạt động của mặt nạ phải là quy trình kín. Đảm bảo luồn khí ra vào thông suốt không bị hở. 

Nhờ cấu tạo của van dẫn khí trong phin lọc và van thoát khí ở mặt nạ nên vận hành đc lưu thông khí. Vì vậy nếu 1 trong 2 van bị hở thì sẽ nguy hiểm: 

– Nếu như van dẫn khí vào bị hở:

Luồng khí và hơi thở của người sử dụng sẽ bị lọt vào phin lọc + hơi nước + CO2 bám vào làm than hoạt tính bão hòa và mất tính năng lọc độc bám bụi. 

– Nếu van thải khí ra bị hở:

Trường hợp này sẽ nguy hiểm hơn van khí vào bị hở. Do không khí từ bên ngoài lọt vào mặt nạ. Người dùng hít phải khí độc từ bên ngoài vào, nguy hiểm tới tính mạng. 

Bởi vậy, khi sử dụng chúng ta cần chú ý tới cả 2 đầu van mặt nạ. Nếu có bất cứ kẽ hở hay sự cố của van hay màng lọc, cần liên hệ tới đơn vị cung cấp để bảo hành đổi trả ngay. 

Hướng dẫn sử dụng mặt nạ chống khói đúng cách

Biết là chuẩn bị thiết bị khi có hỏa hoạn sẽ chủ động. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp do thiếu kĩ năng thực hành nên chưa sử dụng đúng cách. Dưới đây là 5 bước hướng dẫn sử dụng mặt nạ phòng độc, chống khói:

B1: Bóc túi, lấy mặt nạ phòng khói ra ngoài 

B2: Lắp phin lọc vào đúng vị trí hướng dẫn 

B3: Mở chốt móc dây dưới mặt nạ, đưa mặt nạ vào mũi và miệng

B4: Kéo sợi dây phía trên của mặt nạ qua đỉnh đầu để giữ cố định mặt nạ chống ngạt khói chắc chắn.

B5: Kiểm tra lại mặt nạ chống khói đã kín mặt chưa. Lưu ý: lớp cao su của mặt nạ không để bị gập dễ tạo khe hở lọt khí.

Thang dây inox

Thang dây thoát hiểm

Ngoài mặt nà chống độc ra thì thang dây cũng là một trong những từ khóa hot tìm kiếm trên mạng hiện nay. Từ bài học của người thoát nạn khỏi vụ cháy kinh hoàng ở Khương Hạ bằng thang dây thoát hiểm. Người dân lại đổ xô đi tìm sản phẩm này. 

Tuy nhiên thang dây thoát hiểm thì chỉ phù hợp đối với những nhà thấp tầng. Phù hợp trong khoảng chiều cao là 10m. Thang được kết cấu bởi sợi cacbon cứng cáp , móc vào lan can. 

Bộ thang thoát hiểm hạ chậm

Bộ thang thoát hiểm hạ chậm
Bộ thang thoát hiểm hạ chậm

Đối với những tòa nhà cao tầng như chung cư thì thang dây inox không thể đáp ứng được chiều dài, và nếu có thể thì chắc chắn sẽ rất cồng kềnh. Vì thế bộ thang thoát hiểm sẽ được ứng dụng trong các nhà cao tầng. 

Bộ thang này có độ bền rất cao và nhỏ gọn, dây dài. Kết cấu bao gồm:   giá treo, đai đeo, dây thoát hiểm và độ điều tốc bằng thép. 

Hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy có những gì

Trung tâm báo cháy

Trung tâm báo cháy thường là tủ điện PCCC bao gồm: Mainboard, 1 biến thế và 1 battery

Thiết bị đầu ra

Các thiết bị đầu ra bao gồm: 

  • Bảng hiện thị phụ
  • Chuông hệ thống báo động
  • Còi và đèn báo động
  • Bộ tự động quay số điện thoại

Thiết bị đầu vào 

Thiết bị bao gồm: đầu báo cháy (  khói , nhiệt, …) và công tắc khẩn

Nguyên lý hoạt động của hệ thống PCCC

Cấu tạo hệ thống báo cháy tự động
Cấu tạo hệ thống báo cháy tự động

Bước 1: Cảm biến phát hiện hỏa hoạn khi có sự tăng mạnh về nhiệt và khói. Cảm biến ngay lập tức gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy. Hoặc tương tự khi có người bấm vào nút báo cháy khẩn cấp.

Bước 2: Trung tâm báo cháy khi nhận thông tin sẽ liên tục đến còi hú, đèn,…

Bước 3: Thiết bị báo động: Còi báo, đèn báo… cảnh báo cho người dân sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm. Module tự động quay số khẩn cấp thực hiện cuộc gọi lực lượng cứu hỏa 114.

Những quy định về thiết bị phòng cháy chữa cháy

Quy định về trang bị, bố trí phương tiện, hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo Luật PCCC

Quy định về thiết bị PCCC
Quy định về thiết bị PCCC
  • TCVN 4513 Về tiêu chuẩn thiết kế – cấp nước từ bên trong 
  • TCVN 4878 (ISO 3941: 2007) Khoanh vùng phân loại các loại cháy nổ
  • TCVN 5760 Yêu cầu về thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy 
  • TCVN 6101 ISO 6183:1990 Thiết bị chữa cháy carbon dioxit
  • TCVN 5738 Yêu cầu kĩ thuật của hệ thống báo cháy tự động
  • TCVN 6305 (ISO 6182-1:1993). Yêu cầu và thử nghiệm biện pháp hệ thống sprinkler
  • TCVN 7026 (ISO 7165:1999) Tính năng, cấu tạo của bình chữa cháy xách tay
  • TCVN 7027 (ISO 11601:1999) Tính năng, cấu tạo, xe đẩy chữa cháy
  • TCVN 7161-1 (ISO 14520-1:2000) Yêu cầu thiết kế hệ thống chữa cháy vật lý.
  • TCVN 7435-1 (ISO 11602-1:2000) Lựa chọn và bố trí bình chữa cháy xách tay và xe đẩy 
  • TCVN 7435-2 (ISO 11602-2:2000) Phần kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy xách tay và xe đẩy

Hệ thống thông gió hút khói phòng cháy chữa cháy 

Hệ thống ống gió chống cháy 

Trong xây dựng , chống cháy kết cấu và chống cháy hệ thống thông gió là 2 vấn đề quan trọng của ngành.
Chống cháy được đặt theo tiêu chuẩn EI. Đây là tiêu chuẩn quy định giới hạn chịu lửa, chịu nhiệt của sản phẩm chống cháy. Nó được xác định tương ứng theo thời gian. 

E : là giới hạn về đề toàn vẹn của vật liệu chống cháy : không bị nứt, vỡ hay bị gãy,…

I: là giới hạn cách nhiệt – vật liệu được giữ được kết cấu chính không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của nhiệt

Hệ thống ống gió chống cháy BKVN

Ống gió chống cháy EI là các sản phẩm ống gió đặc biệt. Ngoài lớp kẽm thông thường nó còn được bao bọc bởi 1 lớp cách nhiệt. Lớp cách nhiệt này có vai trò chống cháy trong các khoảng thời gian là 30-45-60-90 hoặc 120 phút

Ống gió chống cháy ngoài phân loại bởi giới hạn chịu lửa ( quy định bởi thời gian). Người ta còn hay phân loại theo kết cấu của ống. 

Tới nay, ống gió EI thường được cấu tạo bởi 3 vật liệu phổ biến nhất:

-Ống gió EI bọc thạch cao 

– Ống gió EI bọc tấm MGO
– Ống gió EI bọc tấm KHS 

Hệ thống van chống cháy

Tương tự với hệ thống ống gió chống cháy, van gió chống cháy như một sản phẩm đính kèm không thể thiếu. Vai trò lớn nhất mà van gió chặn lửa mang lại là nó ngăn cách các khu vực hỏa hoạn. 

Van chặn lửa BKVN

Chúng ta tưởng tượng van chống cháy chính là một cái cửa chớp. Khi xảy ra hỏa hoạn, cầu chì trong van sẽ bị nóng chảy, đóng van ( như đóng chặt cửa). Điều đó đồng nghĩa với việc hỏa hoạn sẽ không lan sang các khu vực lân cận. 

Van chặn lửa cũng có kết cấu tương tự như ống gió từ các tấm chống cháy bọc ngoài van. Ngoài ra nó có thể gắn động cơ hoặc không. 

Liên hệ ngay Bách Khoa Việt Nam– Nhận báo giá Ống – Van – Cửa Gió (loại thường và chuẩn kiểm định PCCC)

Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!

  • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
  • Email: baogia@bkvietnam.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *