Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là một loại hồ sơ bắt buộc đối với các hộ kinh doanh để tuân thủ quy định PCCC. Vậy hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm những gì và làm thế nào. Quy định về hồ sơ PCCC của các cơ sở có khác nhau không? Cùng theo dõi hướng dẫn trong bài viết hôm nay.

Trường hợp nào cần làm hồ sơ PCCC?

Cơ sở nào cần làm hồ sơ PCCC
Cơ sở nào cần làm hồ sơ PCCC

Những trường hợp cơ bản

  1. Các trụ sở cơ quan làm việc, bộ ngành nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp. Nơi có các tòa nhà cao trên 5 tầng hoặc có khối tích trên 5.000m3;
  2. Các tòa nhà chung cư, khu tập thể, kí túc xá, nhà đa năng
  3. Các cơ sởTrường học: 
  • Trường mầm non trên 100 học sinh, trường các cấp 1, 2,3
  • Các trường nghề, trường cao đẳng, đại học, trung tâm giáo dục
  • Các cơ sở trung tâm giáo dục đào tạo bồi dưỡng khác
  1. Các mô hình Chợ; Kinh doanh trung tâm thương mại, điện máy; nhà hàng ăn uống, tạp hóa,…
  2.  Các cơ sở dịch vụ lưu trú như : Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, nhà trọ, …
  3. Các cơ sở tập trung đông người, không gian kín như rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức tiệc, trung tâm hội nghị, sự kiện, quán karaoke, vũ trường, thẩm mĩ viện, cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí. 
  4. Bệnh viện:
  • Các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa, phòng khám
  • Nhà điều dưỡng, chỉnh hình, viện dưỡng lão có trên 21 giường bệnh.
  • Trung tâm phòng chống dịch bệnh;
  • Trung tâm y tế, cơ sở y tế

Địa điểm tư nhân khác 

  1. Các địa điểm như : Nhà triển lãm, hội chợ, nhà sách, trung tâm trưng bày, bảo tàng,…
  2.  Các cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, trung tâm lưu trữ và quản lý giữ liệu, bưu điện, lắp đặt thông tin.
  3. Các cảng biển, cảng hàng không, bến ô tô xe khách, nhà ga, đường sắt có diện tích trên 500m2;
  4. Các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thể thao được thành lập theo luật : Nhà thi đấu thể thao, sân vận động, trung tâm thể thao, trường đua,…
  5. Cơ sở công nghiệp có có nguy cơ cháy nổ hạng A B C D E
  6.  Các cơ sở là công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ có khối tích 5.000m3 hoặc cao trên 5 tầng.
  7. Bãi giữ xe, gara để xe được xây dựng trên cơ sở pháp luật
  8. Các nhà máy điện, trạm biến áp;
  9. Tất cả các Hầm đường bộ, hầm đường sắt mà có chiều dài trên 500m;
  10.  Một số Dự án quy hoạch được kể đến như:

         –  Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo: Khu công nghiệp, khu đô thị, dân cư, khu chế xuất 

         –  Dự án công trình hạ tầng liên quan tới PCCC của Khu đô thị, dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất

  1. Các kho liên quan đến vật liệu , vũ khí, các kho liên quan tới dầu mỏ, khí đôt và chất nổ.
  2. Các cửa hàng xăng dầu trên 1 cây bơm, cửa hàng khí đốt thể tích trên 70kg/m3
  3. Các trường hợp nhà kho hàng hóa, vật tư dễ cháy có khối tích trên 1.000m3; Nhà ở kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, các chất dễ gây cháy nổ, vật liệu khô dễ cháy.

Phân loại trường hợp hồ sơ PCCC

Hồ sơ PCCC sẽ được phân loại theo quy mô , tính chất hoạt động của cơ sở. Vì vậy các trường hợp làm hồ sơ PCCC sẽ khác nhau. 3 trường hợp làm hồ sơ PCCC được quy định như sau: 

Trường hợp 1: Theo Phụ lục I Thông tư 66/2014/TT-BCA. Hồ sơ quản lý PCCC cơ sở sẽ do cơ quan Cảnh sát PCCC làm toàn bộ để quản lý. Trường hợp này được áp dụng với các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao. 

Trường hợp 2:  Phụ lục II Nghị định 79/2014/NĐ-CP, Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập, sau đó nộp Phương án phòng cháy chữa cháy cho Cảnh sát PCCC và được duyệt bởi cơ quan cảnh sát PCCC. 

Trường hợp 3: Không nằm trên 2 Trường hợp đã nên trên. Hồ sơ quản lý PCCC do cơ sở tự lập và tự phê duyệt phương án chữa cháy.

Thông thường các chủ sở hữu cơ sở trong trường hợp 2 và 3 được cảnh sát yêu cầu tự xây dựng hồ sơ quản lý PCCC. Trách nhiệm của cơ sở là phải tự tìm hiểu và xây dựng hồ sơ, cảnh sát PCCC sẽ kiểm tra, phê duyệt. Và yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ bổ sung trong trường hợp làm sai, xử phạt nếu không lập theo quy định.

Giấy tờ trong hồ sơ phòng cháy chữa cháy năm 2023

Một số giấy tờ cơ bản

  • Đầu tiên là Đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về PCCC
  • Bản sao công chứng Giấy chứng nhận thẩm duyệt PCCC 
  • Biên bản nghiệm thu PCCC với công trình xây mới hoặc cải tạo
  • Nghiệm thu PCCC với phương tiện cơ giới có yêu cầu đảm bảo an toàn PCCC
  • Các cơ sở và phương tiện cần có biên bản kiểm tra an toàn phòng chống cháy nổ
  • Văn bản thống kê hệ thống các phương tiện , thiết bị chữa cháy . Các phương tiện cứu hộ cứu nạn được trang bị sẵn có tại cơ sở cũng cần được phê duyệt
  • Văn bản Quyết định thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ của cơ sở
  • Danh sách thành viên của cơ sở đã hoàn thành khóa tập huấn PCCC
  • Phương án chữa cháy nếu có hỏa hoạn
Chuẩn bị sẵn sàng phương án chữa cháy
Chuẩn bị sẵn sàng phương án chữa cháy

Một số giấy tờ trong trường hợp đặc biệt khác

Ngoài ra, đối với một số trường hợp đặc biệt. Cơ quan chức năng sẽ yêu cầu cần được cung cấp thêm một số loại giấy tờ khác.

  • Một số địa điểm liên quan đến xây dựng cần bổ sung:

+ Văn bản đề nghị chấp thuận xây dựng ( quy mô, đặc tính của công trình)

+ Bản vẽ thẩm duyệt, đặc biệt là về PCCC. Tài liệu liên quan về địa hình, khí hậu các khu công nghiệp gần kề ( nếu có)

  • Trong thiết kế các công trình xây dựng cần lưu ý :
Thẩm duyệt bản vẽ PCCC
Thẩm duyệt bản vẽ PCCC

+ Văn bản xin thẩm duyệt PCCC của chủ cơ sở, chủ đầu tư

+ bản sao công chứng của giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch đất

+ Các bản vẽ chi tiết về hệ thống PCCC

  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại Tỉnh, thành phố là đơn vị tiếp nhận hồ sơ
  • Thời hạn giải quyết: 20-30 ngày làm việc.
  • Không mất lệ phí

Quy trình nộp hồ sơ PCCC

Quy trình nộp hồ sơ PCCC
Quy trình nộp hồ sơ PCCC

Khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nên trêu , các đơn vị cơ sở cần thực hiện việc nộp hồ sơ PCCC như sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Cơ sở nộp hồ sơ tại Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 

Trường hợp có ủy quyền, cần có giấy ủy quyền hợp lệ

Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ bởi bộ phận tiếp nhận  

  • Nếu hồ sơ của cơ sở nộp đã hợp lệ và đầy đủ thành phần. Người tiếp nhận hồ sơ sẽ viết phiếu biên nhận cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ : Người viết phiếu hướng dẫn những giấy tờ cần bổ sung vào hồ sơ để nộp bổ sung sau. 

Bước 3: Nộp phí thẩm duyệt thiết kế PCCC

Phí thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy được quy định theo thông báo nộp phí của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Bước 4: Nhận kết quả 

Căn cứ theo phiếu hẹn. Các cá nhân tổ chức cơ sở đi nộp sẽ tới nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả. 

Thời hạn: Từ 5 – 15 ngày

Quy định hồ sơ quản lý về phòng cháy chữa cháy cơ sở

Nếu bạn đang hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bắt buộc về PCCC thì cần nắm rõ các quy định về lập hồ sơ quản lý PCCC tại cơ sở để đảm bảo điều kiện PCCC theo quy định.

Theo lĩnh vực hoạt động để đối chiếu với quy định.

Thực hiện trang bị thiết bị PCCC tại cơ sở.

Thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện để được cấp giấy chứng nhận, định kỳ bồi dưỡng kiến thức;

Hồ sơ theo dõi, quản lý điều kiện PCCC tại cơ sở.

Hệ thống thông gió chống cháy cho các công trình

Hệ thống thông gió muốn được ngăn cháy cần được trang bị ống gió chống cháy. Đây là loại ống gió có kết cấu đặc biệt. Nó có khả năng chịu nhiệt và không phá vỡ kết cấu trong 1 khoảng thời gian nhất định. Cụ thể là từ 30 tới 120 phút, để người gặp nạn có thể thoát ra khỏi đám cháy.

Ống gió chống cháy EI cần được đốt kiểm định bởi cơ quan có thẩm quyền về PCCC.

Ống gió chống cháy thạch cao BKVN
Ống gió chống cháy thạch cao BKVN

BKVN là một trong những đơn vị đón đầu sản xuất sản phẩm này. Biết được tầm quan trọng của việc PCCC. BKVN luôn nỗ lực cung cấp những sản phẩm tối ưu cho chống cháy thông gió. Tính tới thời điểm 2023 BKVN đã cung cấp sản phẩm ống gió chống cháy Van chặn lửa cho hơn 3000 dự án khắp cả nước.

Liên hệ ngay Bách Khoa Việt Nam– Nhận báo giá Ống – Van – Cửa Gió (loại thường và chuẩn kiểm định PCCC)

Uy Tín – Chất Lượng – Giá Cạnh Tranh Nhất Thị Trường Việt Nam!

  • HN: 0967 505 030 – HCM: 093.146.8833
  • Tổng đài CSKH 24/7: 0988.750.570
  • Email: baogia@bkvietnam.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *